Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng

Đà Nẵng được du khách đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, một thành phố đáng đến và trải nghiệm nhất trên bản đồ hình chữ S. Nơi đây đang là trung tâm du lịch dẫn đầu của cả nước thu hút hơn 9 triệu lượt khách quốc tế và vài chục triệu khách Nội địa mỗi năm. Vậy điều gì đã làm Đà Nẵng trở thành điểm đến lý tưởng đến như vậy?

Nhắc đến Đà Nẵng, người ta nghĩ đến một thành phố đáng sống, mang hơi thở trẻ trung, nối sống văn văn minh, và vẻ đẹp của một đô thị hiện đại. Đến du lịch Đà Nẵng, du khách được trải dài trên bãi cát trắng mịn dưới nàn nước trong xanh hay nô đùa thả hồn vào bản hòa ca của những con sóng êm dịu tung bọt trắng xóa tại bãi biển Mỹ Khê,  1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đà Nẵng còn có bán đảo Sơn Trà với hệ sinh thái đa dạng và ngôi chùa Linh Ứng linh thiên hay Danh thắng Ngũ Hành sơn kỳ vĩ và làng đá Non Nước lâu đời dưới chân những ngọn Kim, Thủy, Thổ, Hỏa, Mộc và rất nhiều kỳ quan trung tâm tâm văn hóa, giải trí khác. Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến một dòng sông Hàn thơ mộng, với những cây cầu mang biểu tượng của thành phố du lịch Đà Nẵng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu vẻ đẹp lung linh của của 4 cây cầu tiêu biểu bắc qua Sông Hàn được mệnh danh là Tứ Đại Mỹ Đại Mỹ Kiều của Đà Nẵng.

1. Cầu Quay Sông Hàn biểu tượng đổi mới của TP Đà Nẵng

Mặc dù cho đến nay đã có nhiều (7) cây cầu bắc qua sông Hàn và có những cây không thua kém về sự hoành tráng và tính thẩm mĩ, nhưng Cầu Quay Sông Hàn vẫn được coi là biểu tượng của thành phố Du lịch này. Là cây Cầu Quay duy nhất ở Việt Nam với vẻ đẹp độc đáo, kiến trúc hiện đại vừa đáp ứng công năng của cả đường bộ, đường thủy và điểm nhấn cho du lịch Đà Nẵng. Cầu Quay Sông Hàn còn mang trong một ý nghĩa vô cùng to lớn với người Đà Nẵng và cả người dân Việt Nam khi nó được xây dựng do chính số tiền đóng góp của người dân Đà Nẵng, một biểu tượng tiên phong trong công tác xã hội hóa đầu tiên tại Việt Nam. Cầu Quay Sông Hàn cũng là công trình cầu thủy hiện đại đầu tiên do chính kỹ sư người Việt thiết kế.

Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng - Ảnh 1

Được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm 2000, Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 11,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, nối liền hai trục đường chính Lê Duẩn và đường Phạm Văn Đồng ở 2 phía Sông Hàn. Vào ban ngày Cầy Quay Sông Hàn như một công trình giao thông đường bộ qua sông với kiến trúc dây văng hiện đại thông thường. Nhưng vào ban đêm nó là cửa ngõ của giao thông đường Thủy khi khi vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ sáng cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng - Ảnh 2

Giờ đây khi Du lịch phát triển, Cầu Quay Sông Hàn là một điểm thu hút du khách đặc biệt về đêm bởi có lẽ nếu chưa thức đêm ngắm Cầy Quay Sông Hàn mở đường thuỷ thì có lẽ bạn chưa từng đến Đà Nẵng. Nắm bắt được nhu cầu này, chính quyền Đà Nẵng đã cho quay cầu vào mỗi cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật) từ lúc 11h00 đến 12h00 giờ đêm phục vụ khách du lịch đến thăm quan chụp hình.

2. Cầu Trần Thị Lý cánh buồm căng gió ra Biển Đông

Tiền thân là một cây cầu đường sắt,  di sản thời Pháp thuộc với cái tên De Lattre de Tassigny. Sau hai lần được nâng cấp, đổi tên thành Trịnh Minh Thế và Trận Thị Lý như ngày nay. Được thiết kế và thi công hiện đại bậc nhất Việt Nam với trụ tháp chính cao 145 mét nghiêng 12 độ về phía Tây gồm 3 mặt dây phẳng tạo hình định vị trung tâm của cây cầu tạo điểm nhấn mang tính thẩm mĩ cao. Ở mặt phẳng dây phía Tây được bố trí xoắn và rẽ ra hai nhánh tạo hình thành một cánh buồm căng gió hướng ra biển Đông.

Cầu Trần Thị Lý không chỉ có chức năng nối liền quận Hải Châu, quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn góp phần nâng cao năng lực giao thông ở cửa ngõ phía Đông Đà Nẵng mà còn là một điểm nét chấm phá độc đáo trong kiến trúc tạo ra cảnh quan rất đẹp thu hút sự chú ý của du khách đến với Đà Nẵng. Khi màn đêm buông xuống là lúc Cầu Trần Thị Lý toát lên vẻ đẹp lung linh trang hoàng bởi những ánh đèn led tỏa sáng sáng nhấp nháy đa sắc soi xuống mặt nước dòng sông Hàn thơ mộng, một cảnh tượng rất huyền ảo cuốn hút.

Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng - Ảnh 3

3. Cầu Thuận Phước ngỡ như cầu Cổng Vàng San Francisco

Cái nhìn đầu tiên vào cây cầu Thuận Phước làm cho du khách ngỡ như mình đang đứng trước cây cầu Cổng Vàng huyền thoại tại San Francisco của nước Mỹ. Được khởi công xây dựng và khánh thành từ năm 2009, với công nghệ hiện đại tiên tiến nhất thế giới, Cầu Thuận Phước là biểu tưởng của sự hội nhập quốc tế sâu rộng, giao thoa giữa sự phát triển trên thế giới và điều kiện tự nhiên của Đà Nẵng.

Cầu Thuận Phước tọa lạc tại một vị trí đặc biệt giáp cửa Vịnh Đà Nẵng, nơi con sông Hàn hòa vào với Biển cả bao la. Cầu Thuận Phước là nhịp nối đôi bờ Sông Hàn dọc theo 2 tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa kết nối hoàn thiện hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà đến Hội An.

Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng - Ảnh 4

Với 3 nhịp cầu chính với dây võng từ dầm hộp thép liên tục dài 655m, Ba nhịp dầm này được nối qua hai trụ tháp cao 80m với kết cấu dạng khung bằng Bê tông cốt thép tạo điểm nhấn cho cây cầu. Cầu rộng 18m với 4 làn xe (ô tô và xe máy), 2 lối đi bộ và 2 lối đi dành cho xe đạp và xe thô sơ. Hiện nay phía hai bờ bên cầu Thuận Phước mọc lên rất nhiều khách sạn với ban công hướng ra câu cầu để du khách lưu trú tại đây có thể ngắm cây cầu hiện đại này ở mọi ngóc cạnh

Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng - Ảnh 5

Về đêm, Cầu Thuận Phượng tỏa sáng đa sắc nhờ ý tưởng thiết kế ánh sáng theo hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn, đơn vị thi công đã sử dụng hệ thống đèn Led với công nghệ mới nhất đang sử dụng cho những cây cầu trên thế giới để làm nổi bật thêm kiến trúc và vẻ đẹp tráng lệ của cầu Thuận Phước

4. Cầu Rồng biểu trưng hào khí Rồng thiêng Đất Việt

Là em út trong số các cây cầu của thành phố những ánh đèn, Cầu Rông mang cái tên như chính hình dáng của nó. Được hoàn thiện và khánh thành đưa vào thông xe vào đầu năm 2013, Cầu Rồng có dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy, bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và Bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố.

Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng - Ảnh 6

Ban ngày nó như một công trình giao thông kỳ vĩ soi bóng xuống dòng sông Hàn trong xanh. Nếu Quý khách lưu trú tại các khách sạn dọc bên hai bờ sông, có thể ngắm nhìn trọn vẹn một tác phẩm Rồng Vàng khổng lồ mang hào khí truyền thống dân tộc Việt Nam.

Chiêm ngưỡng Tứ Đại Mỹ Kiều Đà Nẵng - Ảnh 7

Không chỉ kỳ vĩ bởi hình dáng với thiết kế độc nhất vô nhị trên thế giới mà Cầu Rồng còn có khả năng phun lửa và phun nước như thật. phun lửa trong hai phút và kế tiếp là 3 phút phun nước khiến cầu đã trở thành một điểm nhấn ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn ở Thành phố Đà Nẵng. Khi Con Rồng phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện khát vọng vươn xa của Đà Nẵng nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.

Du lịch Đà Nẵng, quý khách đừng quên cung giờ vàng xem Rồng phun lửa và nước lúc 21 giờ các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày Lễ lớn.

HOTLINE
Tour trong nước:
Ms. Tuyết Chinh: 0916 172 338
Ms. Ngọc Anh: 0918 953 728
Tour nước ngoài:
Ms. Thư: 0944 738 228
Mr. Hoàng Minh: 0947 348 228
Top