Giới thiệu các điểm thăm quan trên Đảo Lý Sơn
10/12/2020Trải qua 11 triệu năm kiến tạo từ những đợt phun trào núi lửa đầu tiên, Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho Lý Sơn quần thể danh lam thắng cảnh tuyệt tác, địa hình địa mạo độc đáo trên bờ cũng như hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú. Hiện nay, trên đảo còn tồn tại 10 miệng núi lửa (7 trên bờ và 3 dưới nước) đã tắt, trong đó độc đáo nhất là hai miệng núi lửa Giếng Tiền và Thới Lới. Nhiều miệng núi lửa, trầm tích núi lửa, cổng đá và cả nghĩa địa tàu cổ đắm dưới nước.
Nơi đây cũng là mảnh đất hội tụ, giao thoa tinh hoa của các nền văn hóa lớn như Chămpa, Sa Huỳnh và Đại Việt với thệ thống 4 di tích văn hóa cấp quốc gia, 17 di tích văn hóa cấp tỉnh và nhiều loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc khác mà có lẽ tiêu biểu và độc đáo nhất là Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đảo Lý Sơn còn được ví là bảo tàng sống động, nơi lưu giữ những tài liệu, tư liệu, bằng chứng quý giá khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Ngoài ra, huyện đảo Lý Sơn còn được mệnh danh là “ Vương quốc Tỏi” các loại hành, tỏi trồng trên đảo Lý Sơn thơm ngon nổi tiếng cả nước đã trở thành thương hiệu mà bất cứ du khách nào đến đây cũng mua về sử dụng và làm quà. Với kho tàng di sản và về địa chất núi lửa biển và những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo, riêng có, vương quốc tỏi Lý Sơn là điểm đến hấp dẫn, thú vị để khám phá đối với du khách trong nước và quốc tế. VietSense Travel xin giới thiệu các điểm thăm quan nổi bật không thể bỏ qua khi đến Du lịch Đảo Lý Sơn.
CHÙA HANG – Hay còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự Do cư dân trên đảo Lý Sơn đã tận dụng hang đá tự nhiên lập ra cách đây 400 năm. Chùa có nhiều ngóc ngách kỳ thú, có đường lên trời, đường xuống âm phủ. Chùa Hang nằm ở phía Đông Bắc của đảo Lý Sơn, dưới chân núi Thới Lới. Dọc theo ven biển còn có các hang động như hang Dơi, hang Câu, thuộc địa phận xã An Hải.
Chùa Hang là một di tích thắng cảnh đã được công nhận là di tích cấp quốc gia, do thiên nhiên và con người tạo nên. Chùa Hang có giá trị về nhiều mặt, là bằng chứng cụ thể về quá trình khai phá và xây dựng đảo của cư dân Lý Sơn. Bên cạnh đó, di tích này nằm ở vị trí có cảnh quan thiên nhiên nên thơ và hùng vĩ, sẽ là nơi cho du khách thưởng ngoạn thăm quan, một điểm đến lý tưởng trong các chương trình du lịch đảo Lý Sơn.
ĐÌNH LÀNG AN VĨNH – Là ngôi đình được xây dựng sớm nhất và được bảo tồn còn tương đối nguyên vẹn trên đảo Lý Sơn, đình An Vĩnh có giá trị lịch sử và tâm linh rất đặc biệt đối với người dân Lý Sơn. Đây không chỉ là nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cũng như các lễ tế đình, các lễ hội truyền thống của người Việt trên đảo Lý Sơn, mà nơi đây còn có giá trị đặc biệt trong việc bảo tồn các tài liệu văn bản cổ khẳng định chủ quyền biển đảo của nước Việt Nam. Hằng năm vào tết Nguyên Tiêu, nhân dân hai xã An Vĩnh và An Hải đều tổ chức lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa tại đình làng, thu hút rất đông du khách đến thăm quan và tham gia lễ hội.
Đình Làng An Vĩnh được xây dựng từ thế kỷ 18 và đến nay đã được trùng tu nhiều lần, có kết cấu kiến trúc hình chữ Tam, gồm đình Hạ, đình Trung, đình Thượng được liên kết với nhau bằng máng xối dài. Các bộ phận vì kèo giống các bộ vì kèo nhà Rường miền Trung. Mô thức trang trí tứ linh, ngũ phúc thể hiện quan niệ âm dương cầu mong mọi sự bình an cho dân làng. Đây là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị tiền hiền, cai đội, người lính hải đội Hoàng Sa hàng trăm năm trước.
ĐÌNH LÀNG AN HẢI – Được xây dựng từ năm đầu thế kỷ XIX, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn phản ánh qua nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo ở án thờ, bề mặt vì kèo, cột chống, đỉnh cửa và kỹ thuật đắp nổi, tạc tượng tinh xảo ở ô trang trí cổ diêm đình Thượng, mái bờ mặt tiền. Trong đình còn phối thờ Thiên – Y – A – Na, chúa Ngung Man Nương và các tiền hiền, hậu hiền, tiền vãng, hậu vãng của làng, thể hiện sự dung hòa các mảnh vỡ của văn hóa Chăm trong lòng văn hóa Đại Việt.
ÂM LINH TỰ - Tọa lạc tại thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, đây là nơi thờ tự những người lính Hoàng Sa năm xưa đã vượt trùng dương ra Hoàng Sa, Trường Sa thu hải vật, cắm mốc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Âm Linh Tự cũng có ý nghĩa rất linh thiêng với người dân trên đảo Lý Sơn, là nơi ngư dân gửi gắm niềm tin tâm linh, cầu xin thần thánh và linh hồn người khuất phù hộ độ trì cho cuộc sống được bình an, làm ăn được mùa, những chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, con cái học hành thi cử đỗ đạt… Sau khi đạt thành ý nguyện, người dẫn sẽ mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn. Đây là một nét văn hóa tốt đẹp, gắn bó với tình yêu biển đảo quê hương.
NHÀ TRƯNG BÀY ĐỘI HOÀNG SA KIÊM QUẢN BẮC HẢI – Là nơi lưu giữ các tài liệu quý giá và bằng chứng sống động về hành trình khai khẩn, xác lập cột mốc và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông của những người lính hùng binh Hoàng Sa từ 3, 4 thế kỷ trước gắn liền với giai thoại về những ngôi mộ chiêu hồn và di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA – Là một lễ thức hết sức độc đáo. Hiện nay lễ hội được tổ chức thường niên vào dịp Thanh minh tại các nhà thờ tộc và đình An Vĩnh, An Hải nhằm tri ân và tưởng nhớ những người dân đi lính Hoàng Sa, Trường Sa, tìm kiếm hải vật, cắm cột mốc, tuần phòng và bảo vệ chủ quyền đất nước trên biển Đông từ thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn sau này. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013.
LỄ HỘI ĐUA THUYỀN LÝ SƠN – Diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 8 tháng giêng hàng năm. Có lẽ đây là lễ hội lớn nhất của cư dân vùng biển ở Quảng Ngãi nói riêng và ở Nam Trung Bộ nói chung, nếu xét ở bình diện quy mô tổ chức, thời gian tổ chức, tính liên tục và thành phần tham gia. Lễ hội đua thuyền Lý Sơn không chỉ là một trò diễn vui chơi giải trí mà còn để tưởng nhớ các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh ra đảo và cầu mong cho quốc thái dân an, người an vật thịnh.
Lý Sơn có 2 xã tổ chức đua thuyền hàng năm là An Vinh và An Hải. Mỗi xã có 4 thuyền đua mang tên 4 con vật trong tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được tran trí chạm khắc hết sức công phu. Lễ hội đua thuyền Lý Sơn có 2 cấp độ hội đua thuyền của xã và hội đua thuyền của huyện (đua 8 chiếc) vào ngày 8 tháng giêng.
CỔNG TÒ VÒ – Một thắng cảnh nổi tiếng của đảo Lý Sơn, nơi mà bất cứ ai đặt chân đến Lý Sơn cũng nên đến tham quan một lần. Cổng Tò Vò là một điểm có địa chất được hình thành trong quá trình vận động phun trào núi lửa tạo nên một cổng vòm bằng đá, cao khoảng 2,5 có hình thù ngoại mục. Theo các nhà khoa học địa chất, cổng Tò Vò được hình thành từ nham thạch núi lửa, là kết quả của hàng triệu năm núi lửa hoạt động tại đây. Quanh cổng Tò Vò là những bãi đá nha thạch đen bóng hình thù kỳ lạ nhấp nhô trên làn nước trong veo của đảo Lý Sơn.
Cổng Tò Vò là điểm chụp ảnh được ưu chuộng hàng đầu của giới trẻ khi đến đảo Lý Sơn. Thời điểm chụp ảnh đẹp nhất tại Cổng Tò Vò là vào bình minh buổi sáng khi những tia nắng xuyên qua khe hang tạo nên một không gian lấp lánh phản chiếu của mặt nước và thời điểm lý tưởng là khi hoàng hôn mặt trời chiếu rực đỏ cả một vùng và cổng đá đen mờ ảo bắt trọn khung cảnh mặt trời đỏ hồng từ xa chiếu dọi vào cổng Tò Vò rất đẹp.
ĐẢO BÉ – Từ bến cảng ở đảo Lý Sơn lớn, du khách có thể đi cano khoảng 15 phút để đến với Đảo Bé Lý Sơn. Xe điện và “xe Ôm” là phương tiện thông dụng sẽ đưa du khách tham quan thắng trên cảnh Đảo Bé.
Đặt chân lên Đảo Bé, du khách đến với thắng cảnh Bãi Sau được tạo nên từ vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, tạo thành hình vòng cung lớn vươn mình ra biển, cảnh quan hoang sơ, kỳ thú, được ngắm nhìn từng đàn hải âu bay lượn bên hòn Đụn, được bơi lội thỏa thích, đắm mình trong lan nước biển trong xanh, mát rượi. Du lịch Đảo Bé Lý Sơn, du khách còn có thể trải nghiệm dịch vụ lặn ngắm san hô, lặn ngắm cổng đá trầm tích dưới nước và khám phá thế giới đại dương muôn màu.
NÚI LỬA GIẾNG TIỀN – Tương truyền, ngày xưa trên đảo khó đào giếng. Thế nhưng, khi vua Gia Long đích thân đứng ra sai quân đào đất nặn hình nhân chiêu hồn cho những người lính Hoàng Sa – Trường Sa hy sinh khi đi làm nhiệm vụ thì từ cái hố đào ấy bỗng tuôn ra mạch nước ngọt, hình thành nên cái giếng, đặt tên là giếng Tiền ( nằm ở thôn Tây, xã An Vĩnh). Điều đặc biệt là miệng núi lửa giếng Tiền quanh năm đầy ắp nước, nước trong vắt, ngọt mát. Đây là giếng thiêng của người dân trên đảo Lý Sơn.
Trên núi Giếng Tiền có nhiều vùng đất đỏ, người dân đảo lấy nguồn đất này về làm lớp đất mặt để trồng hành, tỏi. Tại đây còn có một khoảnh đất đỏ nhỏ không một loại cây nào mọc được. Theo người dân Lý Sơn, đây chinh là vùng đất thiêng, đất tinh khiết nhất được dùng để nặn hình nhân siêu hồn cho những người lính Hoàng Sa – Trường Sa ngày trước.
NÚI THỚI LỚI – Kiêu hãnh vươn mình ra biển như một hình chóp nhô lên. Đứng trên đỉnh Thới Lới có thể quan sát toàn cảnh đảo Lý Sơn đẹp như một bức tranh với cánh đồng tỏi xanh bạt ngàn, ngoài khơi xa, biển trong xanh, rộng lớn, những con thuyền đánh cá hối hả ra khơi.
Tương truyền, ngày xưa trong lòng chảo của núi lửa Thới Lới là một cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, khi đó nguồn nước ngọt trong lòng chảo cảu núi lửa cũng dồi dào. Nước ngọt từ đây thoát ra, đổ thẳng xuống chân núi, tạo nên suối Chình. Ngày nay, suối Chình chỉ còn lại là dấu tích.
-
Tin tức mới hơn
- Độc đáo trang phục các dân tộc ở Sơn La khi mùa xuân về 16/12/2020
- Bảng giá vé tham quan du lịch toàn quốc cập nhật 2020 28/12/2020
- Tất tần tật về Du lịch Bắc Hà trải nghiệm Cao nguyên trắng 09/03/2021
- Chinh phục Đỉnh núi Phia Pò trong hành trình “đi để nhớ”! 08/11/2021
- Những địa danh không thể bỏ qua khi du lịch Lạng Sơn 08/11/2021
- Blue Mosque – Thánh đường Xanh Sultan Ahmed ở Istanbul 03/05/2024
- Có nên du lịch Đông- Tây Bắc mùa hè? Chuyên gia trả lời 28/03/2024
- 10 Resort đẹp nhất Maldives cho kỳ nghỉ sang chảnh 08/05/2024
- Khám phá Pamukkale từ A-Z cho người lần đầu đi Thổ Nhĩ Kỳ 08/05/2024
- Khám phá Kusadasi thành phố biển phía Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ 08/05/2024
- Khám phá Canakkale thành phố cảng nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ 08/05/2024
- Cappadocia khám phá điểm du lịch hấp dẫn nhất Thổ Nhĩ Kỳ 08/05/2024
- Kinh nghiệm khám phá thành phố Istanbul lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ 08/05/2024
- Kinh nghiệm khám phá du lịch Bắc Kinh từ A-Z 08/05/2024
- Khám phá Thành cổ Hierapolis ở Pamukkale 09/05/2024
- Đi Maldives mấy ngày hết bao nhiêu tiền? Giải đáp chi tiết 10/05/2024
- Đi Dubai có đắt không, hết bao nhiêu tiền, mấy ngày? 10/05/2024
- Top 8 Điểm du lịch nổi tiếng Bồ Đào Nha nhất định phải đến 11/05/2024
- 5 Điểm đến Nhật Bản phổ biến nhất với du khách 13/05/2024
- Lệ Giang – Khám phá vẻ đẹp cao nguyên Vân Nam Trung Quốc 13/05/2024 Tin tức cũ hơn
- Toàn cảnh tháp Burj Khalifa tòa nhà cao nhất thế giới 24/03/2020
- Cung điện nước Tirta Gangga bí ẩn, ma mị của Bali 26/03/2020
- Quần Đảo Nam Du, Kiên Giang 28/03/2020
- Lần đầu Khám phá Triều Tiên của Quỷ Cốc Tử 31/03/2020
- Tu viện Bogoroditse Smolensky nổi tiếng nhất nước Nga 02/04/2020
- Vân Sơn Tự, ngôi Chùa Núi Một Côn Đảo đẹp nhất Việt Nam 05/04/2020
- Thiên đường mua sắm Hàn Quốc 07/04/2020
- Kỳ diệu Tam giác mạch Hà Giang mùa hoa nở trên đá 14/04/2020
- Hoang sơ Biển Đảo Cô Tô 16/04/2020
- Khám phá vẻ đẹp Bờ Tây nước Mỹ 20/04/2020
- Cẩm nang du lịch Đài Loan cập nhật, đầy đủ, chính xác nhất 22/04/2020
- Đi đâu mùa hè thời hậu Covid-19? 29/04/2020
- Vì sao Đảo Cát Bà luôn là sự lựa chọn hàng cho du lịch hè? 04/05/2020
- Đà Nẵng bây giờ ra sao? Nên đi Đà Nẵng lúc nào? cập nhật thông tin Du lịch Đà Nẵng 05/05/2020
- Nhà Tôi – My Home, điểm hẹn trên phố núi đại ngàn 11/05/2020
- Tín Ngưỡng Tứ Bất Tử Nơi Thăng Long, Hà Nội 13/05/2020
- Phượng Hoàng Cổ trấn nơi mộng Thành Cổ nhớ Cố Nhân 23/05/2020
- Top 10 điểm đến Paris không thể bỏ qua khi du lịch Pháp 27/05/2020
- Suối Tranh Phú Quốc, một kiệt tác thiên nhiên nơi đảo Ngọc 30/05/2020
- Mối lương duyên giữa BÓNG ĐÁ và DU LỊCH 27/01/2020