10 điểm du lịch tiêu biểu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc

Từ các đền chùa và cung điện lộng lẫy cho tới các quán cà phê và quán bar thời thượng, Bắc Kinh có các địa điểm tuyệt vời để khám phá. Chỉ trong hơn ba thập niên, thủ đô của Trung Quốc đã chuyển mình thành một đô thị quốc tế, với đầy đủ di sản nghệ thuật, văn hóa và giải trí. Thành phố này đang chờ bạn khám phá.

Cách đây chưa tới 20 năm, cư dân khu trung tâm Bắc Kinh còn đạp xe khắp nơi trong những bộ đồ mặc nhà, và những chú la la kéo xe chở gạch trên đường phố là cảnh tượng thường gặp. Nhưng trong thập niên vừa qua, Bắc Kinh đã đạt tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Ngày nay, đây đó trong thành phố là các địa điểm tổ chức Omlypic như sân vận động Tổ Chim và trung tâm thể thao dưới nước Wateer Cube, các địa điểm nghệ thuật hiện đại như Đại Kịch viện Quốc Gia và các khu nghệ thuật tiên phong như 798 và Thảo Trường Địa, còn khu Tam Lý Đồn thì đầy các cửa hiệu thời trang.

Tuy vậy, trong lòng đô thị quốc tế ấy vẫn còn nhiều địa điểm cho người hoài cổ. Tử Cấm Thành là tâm điểm của thủ đô, và Di Hòa Viên là chốn bình yên khỏi thành phố náo nhiệt. Thiên Đàn được giới thiệu trong vô số sổ tay du lịch, các địa điểm tôn giáo hiện diện khắp nơi – từ Đạo giáo (Bạch Vân Quán) tới phật giáo (Ung Hòa Cung và Pháp Nguyện Tự), từ Nho giáo tới Công giáo. Những điểm đặc sắc thực sự nằm ở hutong – một mạng lưới các ngõ hẻm 800 năm tuổi chạy qua khu trung tâm và một vòng dạo quanh Hậu Hải, với các ngôi nhà tứ hợp viện lịch sử, nơi cho bạn cái nhìn sâu hơn vào đời sống thường ngày ở Bắc Kinh.

Dù bạn thăm Bắc Kinh một tuần hay chỉ cuối tuần, những thông tin này cung cấp cho bạn những điều tuyệt vời nhất của thành phố. Ngoài ra còn có các mách nhỏ hữu ích, chỉ dẫn những hoạt động miễn phí và các tránh đám đông, cùng với tám hành trình được thiết kế để bạn có thể thăm nhiều địa điểm trong thời gian ngắn.

Bắc Kinh có cả lịch sử cổ kính lẫn sự phát triển mau chóng, nhưng thông tin sơ sài và đi lại khó khăn, ngay cả đối với người biết tiếng Trung.

Nằm ở trái tim Bắc Kinh là truyền thống với biểu tượng Tử Cấm Thành, nơi ở các triều đại hoàng gia suốt năm thế kỉ. Gần đó, Quảng trường Thiên An Môn là Trung Quốc thời hiện đại. Bắc Kinh cũng là một thành phố vận động không ngừng: nhờ tinh thần đổi mới, nó trở thành thủ đô đáng chú ký nhất thế kỉ 21, một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Trung Quốc.

1. Tử Cấm Thành

Tên gọi chính thức là Cố Cung, quần thể kì vĩ này là một đài tưởng niệm vĩ đại cho 24 vị hoàng đế đã trị vì ở đây suốt gần 500 năm. Là trung tâm mang tính biểu tượng của thế giới Trung Hoa, Tử Cấm Thành là lãnh địa riêng của hoàng triều kể từ khi được xây dựng xong năm 1420 cho đến khi vị hoàng đế cuối cùng bị ép thoái vị vào đầu thế kỉ 20. Mãi tới năm 1949, thế giới hiện đại mới xâm nhập được vào đây khi cuối cùng dân chúng cũng được phép bước qua cổng vào bên trong. Hiện tại, nơi đây chỉ cho 80.000 khách thăm quan mỗi ngày.

Ngọ Môn – Wu Men là cổng truyền thống để đi vào các cung điện. Từ trên vọng lâu, hoàng đế duyệt binh và tiến hành các nghi lễ đánh dấu khở đầu một năm âm lịch mới.

Thái Hòa Điện – Nằm trên ba tầng cấp bằng đá cẩm thạch, đây là điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành, nơi đặt một ngai vàng bằng gỗ đàn hương đã được dùng trong lễ đăng quang của 24 vị hoàng đế.

Nội Đình – Là nơi riêng tư khu tiền triều, bởi đây là nơi sinh hoạt của hoàng đế và hoàng hậu, gần đó là chỗ ở của các phi tần.

Ngự Hoa Viên – Hoàng đế Càn Long đã viết “ Mỗi bậc quân vương phải có một khu vườn để tản bộ và tịnh tâm” Khu vườn lâu đời nhất trong Tử Cấm Thành này có hai đình tạ rất đẹp.

Đông Lục Cung – Phía đông của Nội Đình là các cung điện nhỏ hơn. Đây là hậu cung của hoàng đế.

Tây Lục Cung – Phải mất một thập kỉ mới khôi phục lại được Tây Lục Cung. Hiện nay cả sáu cung điện này đều mở cửa cho công chúng. Trong sáu cung này có Trữ Tú Cung và Trường Xuân Cung là hai nơi gắn liền với Từ Hy Thái Hậu.

Bảo Hòa Điện – Điểm đặc sắc nhất của điện này là ngự lộ thạch – phiến đá giữa các bậc thang ở mặt phía bắc, chạm khắc hình rồng và mây, được làm từ một phiến đá cẩm thạch liền khối nặng hơn 200 tấn.

Càn Thanh Môn – Là cổng vào điện lâu đời nhất, Càn Thanh Cung là ranh giới giữa Tiền Triều và Nội Đình.

Kim Thủy – Năm chiếc cầu bắc qua dòng Kim Thủy chảy từ tây sang đông, có hình dáng giống như chiếc đai ngọc trên quan lại trong triều.

Thái Hòa Môn – Cổng lớn thứ tư và cũng là cuối cùng là cổng đi vào tiền triều, trái tim của Tử Cấm Thành. Canh giữ cổng này là hai con sư tử bằng đồng to lớn, tượng trưng cho quyền lực và sự tôn nghiêm của triều đình.

2. Thiên Đàn (Tian Tan)

Là thiên tử (con nhà trời), các vị hoàng đế có thể thay mặt thần dân cúng tế trời. Thiên Đàn là nơi hoàng đế thực hiện nghi lễ tế trời vào ngày đông chí để cầu cho mùa màng bội thu. Vào thời Minh và thời Thanh, thường dân không được phép lui tới, nhưng ngày nay nơi này mở cửa cho công chúng và thu hút hàng ngàn người thăm viếng mỗi ngày, trong đó có nhiều người dân địa phương tới vui chơi thư giãn trong công viên rộng lớn bao quanh công trình này.

Kỳ Niên Điện – Được xây dựng vào năm 1420, rồi xây lại vào năm 1889, điện thờ tròn có mái hình nón lợp ngói lưu ly màu xanh và chóp bằng vàng này là công trình đẹp nhất Bắc Kinh. Điều đáng kinh ngạc là nó được dựng lên mà hoàn toàn không dùng tới đinh.

Trần Tảo Tỉnh sơn màu –  Trên trần hình tròn của Kỳ Niên Điện có hình rồng phượng dát vàng ở chính giữa. Gỗ để làm bốn cột trụ trung tâm được nhập từ  Oregon, bởi thời đó ở Trung Quốc không có cây gỗ cao nhường ấy.

Công Viên Thiên Đàn – Ngày nay, người dân địa phương đã quen thuộc với cả sự kì vĩ của công trình lẫn đám đông du khách. Họ tận dụng không gian rộng lớn ở đây để tập thể dục và thái cực quyền.

Hoàng Khung Vũ – Là một tòa nhà hình tròn bằng gỗ và mái ngói hình nón, Hoàng Khung Vũ xưa kia là nơi cất giữ các bài vị để dùng trong lễ tế trời được cử hành ở Viên Khâu Đàn gần đó.

Viên Khâu Đàn – Đàn tế này được xây bằng các phiến đá cẩm thạch sắp xếp thành chín vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng có số phiến đá lát là bội số của 9. Tâm của đàn tế tượng trưng cho trung tâm thế giới và là nơi hoàng đế cử hành lễ tế.

Đá Hồi Âm - Ở chân bậc thang dẫn lên Hoàng Khung Vũ có ba phiến đá hình chữ nhật: đứng trên phiến đá đầu tiên vỗ tay sẽ thấy một tiếng vọng, đứng trên phiến đá thứ 2 vỗ tay sẽ nghe thấy hai tiếng vọng, đứng trên phiến đá thứ 3 vỗ tay sẽ nghe thấy ba tiếng vọng.

Tường Hồi Âm – Bao quanh Hoàng Khung Vũ là Tường Hồi Âm, một bức tường cong có hiệu ứng sóng âm như trong các nhà thờ Châu Âu. Người ở mặt bên này tường nói thì thầm người ở mặt kia cũng nghe thấy.

Đài Đá Cẩm Thạch – Kỳ Niên Điện nằm trên một đài ba tầng bằng đá cẩm thạch tạo thành một vòng tròn có đường kính 90m. Lan can của tầng trên cùng được trang trí bằng điêu khắc hình rồng, biểu tượng của hoàng đế.

Đan Bệ Kiều – Nối từ Kỳ Niên Điện tới Viên Khâu Đàn là Đan Bệ Kiều, một lối đi bằng đá cao hơn mặt đường, chạy theo trục bắc – nam của quần thể.

Trai Cung – Một khu phức hợp tường đỏ có hào nước bao quanh và các cây cầu bắc qua, trông như một Tử Cấm Thành thu nhỏ. Đây là nơi hoàng đế trai tịnh trong 24 giờ cuối cùng trước khi tiến hành lễ tế.

3. Quảng trường Thiên An Môn

Quảng trường Thiên An Môn không phải là một quảng trường công cộng có sức hút lớn nhất trên thế giới. Nó lại có liên hệ đến chết chóc, như nhà tưởng niệm Mao chủ tịch và kí ức về phong trào dân chủ năm 1989. Dẫu vậy, đây là trung tâm của đời sống hiện đại ở Bắc Kinh, bao quanh là các cơ quan nhà nước lớn, và ngày nay vẫn đông đúc khách du lịch và những người thả diều.

Bảo tàng quốc gia – Bảo tàng lớn nhất Trung Quốc này có một số triển lãm tôn vinh lịch sử, nghệ thuật và các hiện vật khảo cổ học của nền văn minh Trung Hoa. Đây cũng là bảo tàng có nhiều khách tham quan thứ hai trên thế giới.

Đại lễ đường Nhân dân – là một công trình đồ sộ án ngữ bên phía tây quảng trường, Đại lễ đường nhân dân là cơ quan lập pháp của Trung Quốc. Các phòng tiệc và lễ đường cực lớn mở cửa trong thời gian nhất định hàng ngày, trừ những ngày họp quốc hội.

Tiền Môn – Còn gọi là Chính Dương Môn, Tiền Môn được xây dựng vào thời Minh. Đây là cổng lớn nhất trong chín cổng thành nội. Tại đây hiện có một bảo tàng lịch sử thành phố.

Thiên An Môn – Ngày 1/10/1949, tại chiếc cổng đồ sộ từ thời Minh này, Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hiện ở đây có một bức chân dung khổng lồ của ông. Muốn vào Tử Cấm Thành phải đi qua cổng này.

Tiễn Lâu – Tiễn Lâu cùng với Thành Lâu hợp thành một cổng đôi lớn. Đoạn tường thành phòng vệ của cổng này đã bị phá hủy trong thế kỉ 20.

Bảo tàng Đường sắt – Do người Anh xây năm 1906, ga tàu hỏa chở khách đầu tiên ở Trung Quốc này, ngày nay là bảo tàng Đường Sắt. Ở đây trưng bày những bức ảnh cũ, tàu hỏa mô hình và một bản sao kích thước thật của khoang lái một con tàu cao tốc hiện đại.

Quốc kì – Quốc kì Trung Quốc tung bay ở đầu phía bắc quảng trường Thiên An Môn. Các binh sĩ Quân giải phóng nhân dân hằng ngày thực hiện nghi thức thượng cờ lúc bình minh và hạ cờ khi mặt trời bắt đầu lặn.

Nhà tưởng niệm Mao chủ tịch – Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, thi hài của ông được đặt trong quan tài bằng kính và phủ một lá cờ đỏ, nằm trong một tòa nhà uy nghiêm ở trung tâm quảng trường Thiên An Môn để công chúng đến viếng hàng ngày.

Đài tưởng niệm anh hùng nhân dân – Được dựng năm 1958 đài tưởng niệm bằng đá hoa cương này được trang trí bằng các phù điêu về những chặng đường trong lịch sử cách mạng của Trung Quốc, và có bút tích của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.

4. Ung Hòa Cung

Địa điểm tôn giáo đặc sắc nhất Bắc Kinh này cũng là ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng bậc nhất bên ngoài lãnh thổ Tây Tạng. Chùa có năm chính điện, cùng một số pho tượng lộng lẫy. Con đường xuyên qua chùa chạy theo hướng từ nam tới bắc- từ hạ giới tới thiên đường.

Thiên vương điện – đây là điện đầu tiên có một Phật Di Lặc đặt xây lưng với tượng Vi Đà, vị hộ pháp của phật giáo. Đứng hai bên là Tứ Đại Thiên Vương.

Ung Hòa Cung – Chính điện còn gọi là Ung Hòa Cung, có ba pho tượng Tam Thế Phật, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Hai bên là tượng 18 vị La Hán, những người đã thoát khỏi luân hồi.

Vĩnh Hữu Điện -  Điện thứ ba có tượng Phật Vô Lượng Thọ và Phật Dược Sư, cùng hai bức tranh thangka tương truyền do mẫu thân của hoàng đế Càn Long thêu nên. Đằng sau điện này là một bức điêu khắc núi Tu Di bằng đồng.

Pháp Luân Điện – Điện thứ tư có một pho tượng Tông Khách Ba rất lớn, ông là một nhà sư thế kỉ 14, người sáng lập phái Mũ Vàng. Phái này đã chi phối chính trị Tây Tạng trong nhiều thế kỉ, hiện do Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma lãnh đạo.

Nhà sư  - Chùa này đã từng có tới 1.500 nhà sư, nhưng hiện nay chỉ có khoảng 70 người. Các nhà sư này cũng thuộc phái Mũ Vàng như Đạt Lai Đạt Ma.

Vạn Phúc Các – Điện cuối cùng chứa một pho tượng phật cao tới 25m, được điêu khắc từ một thân gỗ đàn hương duy nhất. Trong một căn phòng phía sau điện này có một bộ sưu tập các vật phẩm Phật giáo Tây Tạng rất đặc sắc.

Kinh luân – Viết lời cầu nguyện lên giấy cuộn rồi quay kinh luân để gửi lời cầu nguyện lên trời. Trên khung kinh luân có một mũi tên màu vàng để nhắc người cầu nguyện quay đúng hướng theo chiều kim đồng hồ.

Tượng sư tử - Một pho tượng sư tử hoàng gia gợi nhớ rằng quần thể này từng là tư dinh của vị hoàng tử mà về sau trở thành hoàng đế Ung Chính. Khi ông lên ngôi năm 1722, theo truyền thống , tư dinh cũ của ông trở thành một ngôi chùa.

Lư Hương – Trong ngôi chùa này có nhiều ban thờ, trước mỗi ban thờ đều có lư hương. Các cửa hàng dọc cổng vào và trên các con phố xung quanh đều có bày bán hương để khách mua mang vào chùa.

Lầu chuông và lâu trống- Nằm ở sân trong đầu tiên khi vừa qua cổng chính. Quả chuông lớn đã được chuyển khỏi lầu và đặt ở dưới đất.

5. Công viên Bắc Hải

Là vườn thượng uyển trong hơn 1000 năm, đến năm 1925 Bắc Hải mới được mở của cho công chúng. Nơi đây gắn với tên của hoàng đế Hốt Tất Liệt, người đã cho thiết kế lại vào thời Nguyên, với chùa chiền, đình tạ và núi đồi nhân tạo. Ngày nay, đây là một nơi thích hợp để dạo chơi và chèo thuyền trên hồ.

Đoàn thành – Bắc Hải từng là địa điểm xây hoàng cung sớm nhất của Bắc Kinh, nhưng nay không còn lại gì ngoại trừ một điện nhỏ tại nơi gọi là Đoàn Thành và một vò rượu bằng ngọc rất lớn, tương truyền là của Hốt Tất Liệt.

Tĩnh Tâm Trai - Ở góc tây bắc của công viên cực kì xinh đẹp do Hoàng đế Càn Long cho xây vào giữa thế kỉ 18, với giả sơn, đình tạ và các cây cầu thơ mộng bắc qua những hồ nước đầy cá vàng.

Ba tòa lầu các – Gần Tĩnh tâm tai là ba tòa lầu các: Vạn Phật Lâu. Lưu Ly Các với bức tường được bao phủ bởi các tượng phật nhỏ bằng gốm màu vàng và xanh lục, và Tiểu Tây Thiên chứa các tượng thần trông dữ tợn.

Bạch Tháp – Nằm trên đỉnh Đảo Quỳnh Hoa là tòa tháp Tây Tạng được xây dựng nhân chuyến thăm của Đạt Lai Đạt Ma đời thứ 5 vào năm 1651. Tòa tháp này đã được xây lại hai lần.

Đảo Quỳnh Hoa – Đi qua cầu từ cổng nam hoặc đi thuyền từ cổng bắc sẽ tới hòn đảo xanh mát này của Bắc Hải. Đảo được đắp nên từ đất đá khi đào hồ.

Cửu Long Bích – Bức tường độc lập này được ghép bắng gạch lưu ly nhiều màu sắc thành hình chín con rồng. Rồng trong văn hóa Trung Hoa là con vật mang lại may mắn và sự bảo vệ. Bức tường được xây dựng để ngăn cản các hồn ma.

Duyệt Cổ Lâu – Trên đảo Quỳnh Hoa có một tòa lầu hình bán nguyệt chứa gần 500 phiến đá khắc tác phẩm của các nhà thư pháp Trung Quốc danh tiếng. Nếu như bạn không hứng thú với thư  pháp thì lối đi dẫn tới nơi này cũng rất thú vị.

Trung Nam Hải – Bắc Hải có nghĩa hổ phía bắc, Trung và Nam Hải là một phần của khu vực dành cho các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc và chỉ các quan chức chính phủ mới được tiếp cận. Trung Nam Hải được xem như là Tử Cấm Thành mới.

Vĩnh An Tự - Nằm bên dưới Bạch Tháp trên đảo Quỳnh Hoa là ngôi chùa với các điện được xây cao dần, dựa lưng vào núi, trong đó có Pháp Luân Điện với bức tượng trung tâm là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nhà hàng Fangshan – Do một đầu bếp của triều đình lập ra năm 1926, nhà hàng này phục vụ các món ẩm thực cung đình. Dù chất lượng không được như xưa nhưng các bài trí vẫn rất hút khách.

6. Hậu Hải

Khu vực quanh các hồ thông nhau của Tiền Hải và Hậu Hải từ xưa đã là nơi ở của giới quý tộc và thương nhân giàu có. Một số tư gia lớn vẫn còn hiện hữu, nằm ẩn sâu sau các mê cung ngõ hẻm cổ gọi là Hutong. Đây là một khu hiếm hoi của Bắc Kinh mà thế kỉ 21 chưa chạm đến, và các ngõ hẻm ấy chính là một trong những phần đáng khám phá nhất của thành phố bằng cách đi bộ hoặc xích lô.

Đi thuyền và trượt băng – Vào mùa hè, các hồ ở đây đông đúc những con thuyền nhỏ có bàn đạp. Giữa tháng 12, hồ đóng băng và một khu lớn được rào lại để trượt băng.

Cầu Ngân Đình – Bắc qua con kênh nhỏ nối hai hồ của Hậu Hải là cây cầu vòm xinh đẹp mang tên Ngân Đĩnh có niên đại từ thời Nguyên (1279 – 1368).

Cố cư Quách Mạt Nhược – Nhiều cố cư (nơi ở cũ) ở Bắc Kinh liên quan đến những người nổi tiếng trong chính quyền Quách Mạt Nhược là một tác giả và một nhà văn hóa lớn của Trung Quốc hiện đại.

Hutong – Các hồ nước nằm ở trung tâm của một khu phố cổ đặc trưng bởi các ngõ hẻm truyền thống gọi là Hutong chạy ngang dọc các ngõ hẻm này phần lớn lọt giữa hai bức tường của các tứ hợp viện, kiểu nhà xây quanh một sân ở chính giữa.

Cổ Lâu và Chung Lâu – Nằm ở phía bắc của đầu phía đông phố Yên Đại Tà là hai tòa lầu sừng sững, xưa kia là mốc giới hạn phía bắc của thành phố. Có thể lên hai lầu này để ngắm toàn cảnh Hậu Hải.

Nhà Tống Khánh Linh – Tống Khánh Linh là phu nhân của nhà lãnh đạo cách mạng Tôn Trung Sơn. Khu nhà ở trước kia của bà nay là một bảo tàng nhỏ. Các hoa viên quanh nhà đều rất đẹp.

Đường Hoa Sen – Đây là con đường ven hồ chính của Hậu Hải với nhiều nhà hàng quán bar và cà phê. Nhiều hàng quán ở đây có sân hiên bên mặt hồ rất đẹp.

Tour Xích lô – Một cách để khám phá các hutong là ngồi xe xích lô. Giá cả có thể thương lượng nhưng rơi vào khoảng 180 nhân dân tệ một người cho hai giờ với một vài điểm dừng.

Cung Vương Phủ - Phủ đệ của cung Thân Vương Dịch Hân xưa kia nay là cung điện lịch sử được bảo tồn của Bắc Kinh. Hoa viên ở đây có các hành lang và đình tạ, điểm xuyết các hồ nước và cống.

7. Di Hòa Viên

Là một công trình cảnh quan rộng lớn mện mông bên rìa thành phố, khu nghỉ dưỡng hoàng gia để tránh cái nóng bức mùa hè của Tử Cấm Thành này từng là nơi ưu thích của Từ Hy Thái Hậu. Bà đã cho xây dựng lại nơi này hai lần: lần đầu sau khi bị quân Anh và Pháp phá hủy năm 1860, và lần thứ hai vào năm 1902, sau khi bị cướp phá trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

Lạc Thọ Đường – Cung điện ấn tượng này là tẩm cung của Từ Hy Thái Hậu, khi bà qua đời năm 1902, nơi này được lưu giữ nguyên vẹn cùng những đồ nội thất thời Thanh.

Đức Hòa Viên – Trong tổ hợp xinh đẹp gồm các hành lang có mái che, các đình đài nhỏ, giả sơn và hồ nước này còn có một hí viện ba tầng của Từ Hy Thái Hậu. Các tòa nhà ở đây hiện lưu giữ các hiện vật của triều đại nhà Thanh, từ phương tiện giao thông cho tới trang phục và đồ pha lê.

Trường Lang – Trường Lang là một dãy hành lang dài bắt đầu từ Lạc Thọ Đường, chạy men theo bờ hồ, điểm xuyết bằng bốn đình tạ. Trần và xà của hành lang này được trang trí với hơn 14.000 bức tranh sơn thủy.

Phật Hương Các – Tòa tháp hình bát giác này tạo lạc trên đỉnh Vạn Thọ Sơn. Lối lên dốc đứng nhưng phần thưởng đáng giá là tầm nhìn bao quát từ trên cao xuống các mái đình đài lầu các quanh hồ phía dưới.

Vạn Thọ Sơn – Tại vị trí đoạn giữa của Trường Lang có một quần thể các tòa điện được xây cao dần dựa lưng vào Vạn Thọ Sơn. Quần thể này bắt đầu bên cạnh hồ, được đánh dấu bẳng một cổng chào rất đẹp.

Phố Tô Châu – Con phố mua sắm này được xây dựng để mua vui cho Hoàng đế Càn Long, các phi tần và thái giám của ông, những người đóng vai kẻ bán, người mua và kẻ móc túi.

Trí Huệ Hải – Phía bắc Phật Hương Các là một ngôi chùa được trang trí với các tượng phật bằng gạch lưu ly, đáng tiếc là phần lớn đã bị phá hoại.

Cầu Thập Thất Khổng – Đảo Nam Hồ nối với bờ biển phía đông bằng một cây cầu có 544 trụ bao lớn, trên mỗi trụ có một con sư tử đá với dáng vẻ khác nhau. Ở bờ phía đông có một bức tượng con trâu bằng đồng trông rất ấn tượng.

Đảo Nam Hồ - Hòn đảo nằm trên Hồ Côn Minh này có Long Vương Miếu thờ các thần sông, thần biển và thần mưa.

Thuyền Đá – Đây là một kiến trúc hình con thuyền làm bằng gỗ nhưng được sơn trắng nên trông giống như cẩm thạch. Thuyền đi tới Đảo Nam Hồ xuất phát từ bến ở cạnh đó.

8. Khu nghệ thuậ 798

Kể từ khi những nghệ sĩ đầu tiên tìm đến nhà máy số 798 bỏ hoang ở khu Đại Sơn Tử vào năm 2001, tổ hợp công nghiệp do Đông Đức xây dựng nay đã thành trung tâm nghệ thuật đương đại Trung Hoa nổi tiếng khắp thế giới. Cùng với các studio và phòng triển lãm còn có các quán cà phê, quán bar và nhà hàng thời thượng, chưa kể còn có các phòng trưng bày và cửa hàng thiết kế mọc lên ngày càng nhiều. Ngày nay khu vực này rất phổ biến với các du khách đi theo đoàn.

Graffiti thời Mao – Khi cải tạo không gian các nhà máy trong khu vực thành các phòng trưng bày nghệ thuật, các nghệ sĩ đã yêu cầu những người trang trí không đụng tới những khẩu hiệu kích thước lớn thời Mao do các công nhân trước kia của nhà máy số 798 vẽ lên tường.

Phòng tranh Hồng Môn – Đây là phòng triển lãm nghệ thuật đương đại đầu tiên của Bắc Kinh thuộc sở hữu tư nhân. Phòng tranh này đã dời khỏi địa điểm ban đầu nhưng vẫn giới thiệu các nghệ sĩ trẻ Trung Quốc, thúc đẩy trao đổi văn hóa, tổ chức các cuộc triển lãm hàng tháng và thi thoảng có các buổi giao lưu nghệ thuật.

Phòng trưng bày ảnh 798 – Ngoài các triển lãm tác phẩm của các nhiếp ảnh gia Trung Quốc lẫn nước ngoài được thay đổi thường xuyên thì phòng trưng bày này còn có hai tầng lửng bán ảnh.

AT Café – Từng là một căng tin nghệ thuật, ngày nay đây là quán cà phê thời thượng với các chi tiết nổi bật như tường gạch nung khoét lỗ lớn. Ở đây phục vụ đa dạng các loại bánh pizza, sandwich và cà phê ngon.

Galleria Continua – Trong nhà máy sản xuất đạn dược trước đây là một phòng trưng bày Italy, với mục đích khuyến khích trao đổi văn hóa. Ở đây có triển lãm của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Chen Zhen, Antony Gormley, Daniel Buren và Anish Kapoor.

Timezone 8 – Đây là nhà hàng Nhật Bản và phương Tây thời thượng, phục vụ bia nhập khẩu, rượu sake và sochu. Khu ngoài trời thoải mái, thích hợp để ngắm người qua đường, còn khu trong nhà thì có máy lạnh.

UCCA – Trung tâm nghệ thuật đương đại Ullens (UCCA) là tụ điểm lớn nhất trong khu vực, triển lãm nghệ thuật sáng tạo Trung Quốc. UCCA có một khán phòng để thuyết trình và chiếu phim, một cửa hiệu và một nhà hàng.

Công xã Bắc Kinh – Từ năm 2004, tòa nhà gạch mang phong cách Bauhaus này đã quảng bá các nghệ sĩ triển vọng của Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào triển lãm cá nhân.

Pace -  Phòng trưng bày quốc tế đầy phong cách này trưng bày nghệ thuật cao cấp đương đại Trung Quốc và phương Tây. Nơi đây cũng tổ chức Tiếng Nói Bắc Kinh, một diễn đàn nghệ thuật Đông – Tây thường niên.

Magican Space – Phòng trưng bày phong cách avant -garde nhỏ với tinh thần tiên phong này đã tổ chức nhiều triển lãm cá nhân của các nghệ sĩ Ngải Vị Vị.

9. Minh Thập Tam Lăng

Là nơi yên nghỉ của 13 trong số 16 vị hoàng đế nhà Minh (1368 – 1644), đây là ví dụ tiêu biểu về kiến trúc lăng mộ đế vương của Trung Quốc. Địa điểm này được chọn vì có phong thủy tốt; rặng núi ở phía bắc ôm lấy ba mặt của khu lăng mộ, bảo vệ người chết khỏi tà ma do gió phương bắc thổi đến. Các lăng mộ trải rộng trên diện tích 40km2. Trường Lăng, Định Lăng và Chiêu Lăng là ba lăng đã được tu bổ và thường đông đúc du khách. Các lăng còn lại không mở cửa cho công chúng.

Đình Bia – Trong cửa tò vò giống như một đường hầm của Đình Bia có tấm bia lớn nhất Trung Quốc được dựng trên một con long quy to lớn. Trên bia có tên của những vị hoàng đế được chôn cất ở đây.

Cổng Đà – Đánh dấu lối vào của quần thể là chiếc cổng đá năm gian được dựng năm 1540. Với chiều cao 12m, rộng hơn 28m, đây là cổng đá lớn nhất loại này ở Trung Quốc, nổi tiếng với điêu khắc đá rất đẹp.

Minh Lâu – Nằm ở sân trong thứ ba củ tổ hợp Trường Lăng, tòa lầu này đánh dấu lối vào địa cung. Địa cung có hình dạng một ụ đất có tường bao quanh.

Bảo vật từ Định Lăng – Một bộ sưu tập các đồ tạo tác và di vật quý từ Lăng của Hoàng Đế Vạn Lịch (Định Lăng) được đặt ở Lăng Ân Điện.

Trường Lăng – Nơi yên nghỉ của hoàng đế Vĩnh Lạc, người đã cho xây Tử Cấm Thành và Thiên Đàn, là lăng lớn nhất và lâu đời nhất. Nơi đây được tu bổ tốt nhưng địa cung nơi an táng Vĩnh Lạc, hoàng hậu và 16 phi tần của ông vẫn chưa được khai quật.

Định Lăng – Đây là lăng của Vạn Lịch, vị hoàng đế tại vị lâu nhất thời Minh. Sự trác tán của ông đã khởi đầu cho sự suy tàn của nhà Minh. Định Lăng được xây dựng trong sáu năm; kiến trúc ấn tượng của lăng cho thấy cuộc sống xa hoa của hoàng đế.

Chiêu Lăng – Đây là nơi yên nghỉ cuối cùng của vị hoàng đế thứ 13 thời Minh là Long Khánh (1537-1572). Ồn lên ngôi năm 30 tuổi và qua đời sáu năm sau đó. Lăng này có một cây cầu ba lối đi bắc qua dòng suối. Lăng đang đóng cửa để trùng tu.

Lăng Ân Điện – Là một trong những kiến trúc lớn nhất từ thời Minh còn tồn tại đến nay, điện tế lễ với kiến trúc mái chồng mái này là công trình trung tâm của tổ hợp Trường Lăng. Điện này nằm trên nền đài ba tầng cấp bẳng đá, mái điện được chống đỡ bởi 32 cột trụ khổng lồ bằng gỗ bách hương.

Thần Đạo – là một đoạn đường dài 7km dẫn tới các lăng. Hai bên Thần Đạo có 18 cặp tượng đá trấn giữ gồm tượng của văn quan, võ tướng và tượng thú.

Địa Cung Lăng – Đây là cung điện duy nhất được khai quật và mở cửa cho công chúng, có đặt ba quan tài sơn son của hoàng đế Vạn Lịch và hai hoàng hậu.

10. Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là bức tường thành dài hàng ngàn dặm vắt qua các sa mạc, đồi núi và đồng bằng, điểm gần nhất cách Bắc Kinh chưa tới 65km. Được khởi công xây dựng dưới triều đại Tần Thủy Hoàng, bức trường thành này rốt cuộc cũng vô hiệu khi bị quân Mông Cổ chọc thủng vào thế kỉ 13, và đến thế kỉ 17 là quân Mãn Châu. Từ Bắc Kinh, du khách có thể tham quan bốn điểm chính là Bát Đạt Lĩnh, Mộ Điền Cốc, Hoàng Hoa Thành và Tư Mã Đài.

Bát Đại Lĩnh – Thành lũy đã được tu sửa vào thời Minh ở Bát Đại Lĩnh là đoạn trường thành gần Bắc Kinh nhất nên luôn đong đúc khách. Bạn có thể thoát khỏi đám đám đông bằng cách đi bộ men theo tường thành. Đi Cáp treo để thưởng thức cảnh đẹp ngoạn mục.

Bảo tàng Trường Thành – Nằm trong một tòa nhà mô phỏng thời Thanh ở Bát Đại Lĩnh, bảo tàng này giới thiệu lịch sử của khu vực này từ thời Đồ đá mới, cùng với chi tiết về việc xây dựng trường thành.

Công xã dưới chân Trường Thành – Nằm gần đoạn trường thành ở Bát Đại Lĩnh, công xã gồm 12 villa do 12 kiến trúc sư châu Á thiết kế. Khách không thuê phòng vẫn có thể ăn trưa hoặc tham quan.

Cư Dung Quan – Đây là một con đường nằm trên đường tới Bát Đại Lĩnh. Hai bên đèo là núi non hiểm trở nên dễ hiểu vì sao địa điểm này được chọn để phòng thủ. Những khẩu thần công thời kì đầu vẫn còn nằm trên thành lũy này. Giữa đèo có một đài đá, gọi là Vân đài, với các hình khắc Phật Giáo, rất đáng thăm quan.

Cổ Bắc Khẩu – Từng được gọi là Tư Mã Đài, khu vực này đã được quy hoạch lại thành Cổ Bắc Khẩu hay Cổ Bắc Thủy Trấn, cách Kim Sơn Lĩnh 12km.

Kim Sơn Lĩnh – Đây là điểm khởi đầu của đoạn đường đi bộ dốc và nhiều đá lên Cổ Bắc Khẩu, nhưng đường có thể bị chặn để trùng tu. Cảnh trường thành uốn lượn trên các đỉnh dốc đứng cực kì ngoạn mục.

Tây San Tử - Thôn này nằm ở khu vực Tiễn Khẩu kém phát triển, cảnh đẹp tuyệt vời, có thể đi bộ tới. Các nhà nghỉ của dân địa phương ở Tây San Tử có phục vụ bữa tối kiểu thôn quê tươi ngon và giường kang truyền thống (giường được sưởi ấm).

Sơn Hải Quan – Trường thành kết thúc (hay bắt đầu) ở biển. Nằm ở phía đông thị trấn, “Thiên hạ đệ nhất quan” này là một thành lầu, thích hợp thăm quan qua đêm.

Mộ Điền Cốc – Đoạn thành này cso niên đại từ năm 1368, với một loại tháp canh dọc theo tường thành đã được tu sửa, giữa cảnh núi non trập trùng. Các tòa nhà trong làng đã được cải tạo thành nhà nghỉ và nhà hàng.

Hoàng Hoa Thành – Nằm trên cùng mạch thành với Mộ Điền Cốc, Hoàng Hoa Thành là đoạn thành kì thú của tường thành thời Minh, vốn chưa hoàn thiện và không đông đúc như các đoạn khác. Đoạn Thành này bị tách đôi bởi một hồ chứa lớn. Gạch đá lát ở đây đã vỡ vụn nhiều nên không bằng phẳng và khó lường, nên bạn cần cẩn thận.

Trên đây là giới thiệu chi tiết về 10 điểm thăm quan tiêu biểu của thủ đô Bắc Kinh, nếu quý khách có nhu cầu du lịch Bắc Kinh, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0976 489 888 để được tư vấn!

HOTLINE
Tour trong nước:
Ms. Tuyết Chinh: 0916 172 338
Ms. Ngọc Anh: 0918 953 728
Tour nước ngoài:
Ms. Thư: 0944 738 228
Mr. Hoàng Minh: 0947 348 228
Top