Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Sông nước Miền Tây
22/07/2020Du lịch Miền Tây, vùng đất của những cánh đồng lúa mênh mông, của những con sông trĩu nặng phù sa, nơi sản sinh ra những con người cần cù, chịu thương chịu khó, yên bình, thơ mộng. Một vùng đất bình dị, chất chứa sắc màu thôn quê dân dã rất dễ đi vào lòng người và có sức hấp dẫn đối với du khách. Không cần những tòa nhà chọc trời, hay ồn ào phố thị, vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, không hề phô trương, hoa mỹ của miền sông nước ấy nhẹ nhàng khiến bao người nhớ thương, lòng chẳng muốn về.
Du lịch miền Tây, các “thượng đế” sẽ được thỏa sức bồng bềnh trên chợ nổi Cái Răng; tha hồ trầm trồ với những điều bí ẩn ở chùa Dơi; khám phá căn biệt thự của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì thời trước; check in ở cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á và bến Ninh Kiều thơ mộng; đặt chân đến mũi cực Nam trên đất liền của Tổ quốc; hòa quyện với cỏ cây sông nước ở Rừng tràm Trà Sư; thăm viếng Miếu Bà Chúa Sứ linh thiêng…
- 1. Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
- 2. Chùa Dơi, Sóc Trăng
- 3. Nhà Công tử bạc Liêu, Bạc Liêu
- 4. Công trình Điện Gió Bạc Liêu, Bạc Liêu
- 5. Cột mốc điểm cực Nam, Cà Mau
- 6. Rừng Tràm Trà Sư, An Giang
- 7. Miếu Bà Chúa Xứ, An Giang
- 8. Lăng Thoại Ngọc Hầu
- 9. Bến Ninh Kiều
1. Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) từ lâu đã là một điểm tham quan du lịch đặc sắc của du lịch miền Tây nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Chợ nổi đã thu hút nhiều du khách trong, ngoài nước và đã được Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh bình chọn là một trong 10 chợ ấn tượng nhất thế giới. Có thể nói, ở miền Tây, chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng sông nước nó không chỉ là nơi giao thương còn là nét văn hóa đời sống tinh thần của người dân.
Hằng ngày, chợ nổi Cái Răng họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì thưa người mua bán. Hàng hóa ở chợ rất đa dạng, phong phú, đứng đầu là nhóm hàng nông sản: trái cây, rau củ quả, hoa kiểng; tiếp theo là nhóm hàng thủ công, gia dụng (lu hũ, khạp, chén, đĩa, nồi niêu, xoong, chảo…); thực phẩm (mắm, khô, nước mắm, bột ngọt, đường, sữa…). Ngoài ra, ở chợ còn có các xuồng nhỏ bán đồ ăn uống và một số hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của dân cư và du khách đi du lịch miền Tây. Điều đặc biệt nhất ở chợ nổi Cái Răng là hình thức chào hàng khá độc đáo và đặc sắc. Người bán hàng thường sử dụng "cây bẹo" là một cây sào dài được dựng trên ghe thuyền dùng để treo các loại hàng hóa cần bán. Từ xa, người mua hàng có thể quan sát cây bẹo để biết ghe hàng nào bán thứ gì, từ đó họ sẽ tiếp cận và thương lượng mua bán rất dễ dàng, thuận tiện. Cây bẹo vừa có ý nghĩa chào hàng, vừa tạo cho khung cảnh chợ nổi thêm sinh động, đa sắc màu.
2. Chùa Dơi, Sóc Trăng
Được khởi công xây dựng từ năm 1569, chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup là di tích nghệ thuật cấp quốc gia với hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và bộ tứ linh Long Ly Quy Phượng đều được nặn bằng đất sét, là điểm đến được yêu thích của du lịch miền Tây. Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chính điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa.
Du lịch miền Tây, khi đến chùa Dơi, du khách sẽ được khám phá nét kiến trúc của ngôi chùa Dơi cổ kính thể hiện ở điêu khắc Ăngkor với nhiều phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện. Đối diện là nhà Sala, nơi sinh hoạt cộng đồng, hội họp, làm lễ cúng cơm, tiếp khách và cũng là nơi nghỉ ngơi của các sư sãi, du khách. Bên cạnh là miếu Bà Đen - nơi được người dân ở đây xem là rất linh thiêng vì những điều cầu khấn thường hay ứng nghiệm. Trong chuyến du lịch miền Tây, đến đây, ai nấy đều ngạc nhiên với những chú dơi to, đậu vắt vẻo trên cành cây. Đàn dơi trú ngụ ở chùa thuộc dòng quý hiếm có tên gọi dơi ngựa. Con mới đẻ sải cánh dài 0,5m, dơi trưởng thành sải cánh dài 1m, con đầu đàn sải cánh dài 1,5m và nặng gần 1kg. Phía sau chùa, có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi mộ có vẽ hình 1 con lợn. Những con lợn 5 móng được các nhà sư nuôi trong chùa như những vật nuôi trong nhà và khi chết, chúng sẽ được chôn tại đây. Hiện chùa vẫn còn nuôi 4-5 con lợn 5 móng. Chùa Dơi là một minh chứng về Phật giáo Nam tông trong xã hội Khmer hiện nay không phải là tôn giáo thoát tục, lánh xa cuộc đời mà hoà nhập vào cuộc sống đời thường với phương châm “tốt đạo, đẹp đời”.
3. Nhà Công tử bạc Liêu, Bạc Liêu
Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Nhà Công tử bạc Liêu đã hấp dẫn biết bao du khách tới khám phá du lịch miền Tây bởi vẻ sự quí phái, biểu tượng cho sự giàu sang. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, Nhà Công tử bạc Liêu được xem là kiến trúc đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự này mang vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng.
Hơn một thế ky đã trôi qua, nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên những nét cơ bản đẹp đẽ vốn có. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mĩ, chỉ rõ nơi xuất xứ là từ thủ đô Paris hoa lệ. Đây là một căn nhà khá rộng, trước kia là một căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”. Nằm trong hệ thống nhà hàng khách sạn “công tử Bạc Liêu”, ngôi nhà thu hút hàng trăm lượt du khách khi du lịch miền Tây đến khám phá căn biệt thự của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì thời trước. Tầng trệt của ngôi nhà gồm 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với cầu thang dẫn lên lầu. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh. Khi bước vào nhà ta không khỏi thán phục những đường nét tinh tế trong kiến trúc xây dựng. Với những đường nét thiết kế tỉ mỉ, bên trong ngôi nhà cũng toát lên nét sang trọng và hào hoa. Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Đặc biệt, nơi đây còn có một phòng gọi là “phòng công tử”, bởi trước kia đó là phòng của ông Trần Trinh Huy. Du khách muốn ở căn phòng này phải đặt trước cả tháng bởi ai cũng muốn nghỉ ngơi tại căn phòng sang trọng của “công tử Bạc Liêu”.
4. Công trình Điện Gió Bạc Liêu, Bạc Liêu
Nhà máy điện gió Bạc Liêu đặt tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, được xem là công trình điện gió lớn nhất cả nước và là cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á được xây dựng trên thềm lục địa với quy mô 62 trụ turbine bên bờ biển. Nơi đây được xem là điểm check in sống ảo lý tưởng cho các tín đồ đam mê bay nhảy khi du lịch miền Tây.
Đầu năm 2019, khu điện gió này được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu, hiện thu hút đông du khách. Khu điện gió được đánh giá là một trong những điểm chụp hình lưu niệm đẹp nhất ở Bạc Liêu. Trung bình mỗi tháng có hàng nghìn lượt khách du lịch. Mỗi turbine có công suất xấp xỉ 1,6 MW do hãng General Electrics (GE) cung cấp, có cấu tạo thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4m và nặng trên 200 tấn. Cánh quạt lắp tại các trụ điện gió được làm bằng nhựa đặc biệt, dài 42 m, có hệ thống điều khiển tự gập lại để tránh hư hỏng khi bão lớn. Du lịch miền Tây, du khách nhất định phải đến đây để chiêm ngưỡng những trụ turbine khổng lồ dựng sừng sững trên nền trời và thoả thích khám phá và chụp ảnh check in.
5. Cột mốc điểm cực Nam, Cà Mau
Khi du lịch miền Tây, về Đất Mũi Cà Mau, nhiều người chỉ có mục đích duy nhất là chạm vào cột mốc số 0, nơi đánh dấu 1 trong 4 điểm cực của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 20.100 ha, là địa điểm thiêng liêng không chỉ riêng của người miền Tây mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đặt chân đến.
Mốc tọa độ Quốc gia GPS0001 (cây số 0) là một trong bốn điểm cực đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Tiểu cảnh panô (hình tượng con tàu) được đưa vào đây phục vụ từ ngày 27/4/2003 với hình tượng con tàu luôn hướng ra biển khơi như hai câu thơ Xuân Diệu đã viết về Cà Mau: “Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau”. Trên cánh buồm với dòng chữ “Mũi Cà Mau”, toạ độ: 8o37'30” Vĩ Độ Bắc, 104°43' Kinh Độ Đông. Chưa hết, đến đây trong chuyến du lịch miền Tây, du khách đều có chung một nỗi bồi hồi, xúc động khi đặt chân đến mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh, nơi khơi nguồn của cuộc cách mạng Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Công trình khởi công xây dựng vào ngày 15/2/2017 có diện tích khoảng 1l.000m2, với tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công trình Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau được nghiên cứu thiết kế mô phỏng kiến trúc Cột Cờ Hà Nội cổ xưa, được xây dựng kiên cố hiện đại có khả năng chống chịu gió bão và xâm thực của biển. Công trình được xây dựng với tổng kinh phí khoảng 140 tỷ đồng.
6. Rừng Tràm Trà Sư, An Giang
Tọa lạc tại một vùng nông thôn yên bình, thơ mộng. Rừng Tràm Trà Sư dần hiện ra sau một đoạn đường với hàng tràm dài tăm tắp được trồng hai bên đường như đang vẫy chào, đón mời du khách đến với “cực phẩm” sông nước miền Tây. Mang vẻ ngoài bình dị như bao khu rừng tràm khác, nhưng ẩn bên trong Rừng Tràm Trà Sư là vẻ đẹp hoang sơ, với muôn vàng sắc thái diệu kỳ với những lâu đài thu nhỏ giữa rừng như trong câu chuyện cổ tích, những cư dân bồ câu bay lượn từng đàn chào mời du khách ghé tham quan…
Du khách sẽ khám phá Rừng Tràm Trà Sư bằng tắc ráng và xuồng chèo. Những cây tràm vươn cao, cành lá xanh biếc đón nắng ấm, những bông tràm bé li ti hé nụ, chớm nở đón nắng mai rồi nở rộ, trắng xóa cả khu rừng. Mùi hương ngọt dịu của hoa tràm cứ thoang thoảng hòa vào trong gió làm bao du khách đắm say không muốn xa rời. Trên mặt nước, những thảm bèo cái trôi theo dòng, một màu xanh mướt cứ trải dài, trải dài và lan rộng. Du khách tham quan sẽ bắt gặp được hình ảnh những trích ré, trích cồ đi bộ, tung tăng bay nhảy trên những thảm bèo và tìm kiếm thức ăn, đến mùa sinh sản chúng còn dẫn theo đàn con hay hình ảnh gà lôi nước Ấn Độ vội vàng chạy đến ấp quả trứng mà chúng vừa sinh sản trên bèo khi phát hiện có âm thanh của tắc ráng. Những loại thực vật khác cũng chen chút phát triển. Hoa điên điên nở vàng lốm đốm, hoa dừa nước trăng trắng, hoa lục bình tim tím…Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ. Mái chèo khua nhẹ đưa đu khách đến gần hơn với đời sống của động vật hoang dã. Rừng Tràm Trà Sư hiện có hơn 70 loài động vật sinh sống, trong đó có hai loài có tên trong sách đỏ Việt Nam là giang sen và điêng điểng. Du lịch miền Tây, nhất định du khách phải khám phá Rừng Tràm Trà Sư nhé!
7. Miếu Bà Chúa Xứ, An Giang
Châu Đốc, An Giang là địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây, mà cả cho du khách. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.
Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ. Một truyền thuyết khác liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24/4 là ngày cúng lễ Bà.
8. Lăng Thoại Ngọc Hầu
Khu du lịch Núi Sam là một địa danh đặc biệt của đất nước ta. Nơi đây lưu lại những câu chuyện từ thời mở cỏi đất phương Nam có khí hậu trong lành, bốn bề gió lộng, lại hội tụ 5 cụm di tích lịch sử văn hóa ý nghĩa trở thành điểm đến hấp dẫn của Châu Đốc. Tiêu biểu có Lăng Thoại Ngọc Hầu, một trong những thắng cảnh đẹp nhất ở núi Sam, bên cạnh chùa Hang, chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ. Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định du lịch miền Tây, bạn nhất định phải tới đây thăm viếng.
Nhìn tổng thể từ xa, bên triền núi Sam cạnh bờ kinh Vĩnh Tế, khu lăng mộ uy nghi đường bệ, xanh um những tàn cây đại thụ. Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưg kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang. Toàn khu sơn lăng là một khối kiến trúc hài hòa. Xung quanh lăng được bao bọc bằng vách tường đúc dày vững vàng cao hơn đầu người, phía trước là 2 cửa lớn hình bán nguyệt theo kiểu kiến trúc của lăng tẩm xưa, 2 bên có 2 hàng liễn đối. Để vào lăng, phải qua 9 bậc đá ong được vận chuyển từ miền Đông. Phía trước lăng là khoảng sân rộng nổi bật với long đình, bên trong có bản sao bia Thoại Sơn. Khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ, 2 bên là 2 dãy mộ vô danh…
9. Bến Ninh Kiều
Cần Thơ là một trong những điểm đến sầm uất nhất của du lịch miền Tây. Mỗi khi nhắc đến Cần Thơ, không thể không nhắc đến địa danh bến Ninh Kiều, địa danh từ lâu đã đi vào thơ ca Việt Nam, được xem là biểu tượng, là dấu ấn đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tây Đô. “Cần Thơ có bến Ninh Kiều / Có dòng sông đẹp có nhiều giai nhân”
Bến Ninh Kiều nay được người dân xứ Tây Đô gọi là công viên Ninh Kiều, là một bến nước, địa danh du lịch và văn hóa được hình thành từ thế kỷ 19. Bến Ninh Kiều, nơi nhìn ra dòng Hậu Giang dạt dào phù sa, nằm ở vị trí đắc địa, giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, dọc theo con đường Hai Bà Trưng, trực thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bến Ninh Kiều được đầu tư thành công viên du lịch có diện tích 7.000 m², trở thành điểm thu hút người dân địa phương và nhiều lượt du khách đến ngắm cảnh, tản bộ, hóng mát. Đứng ở bến Ninh Kiều, du khách có thể nhìn thấy cầu Cần Thơ – cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á vào thời điểm hoàn thành năm 2010. Hướng mắt sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu, du khách sẽ thấy mộ dải cù lao trải dài. Trong công viên có bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫy tay chào ấm áp, thân thiện bằng đồng cao 7,2 m. Đến với bến Ninh Kiều, du khách còn có thể ghé thăm chợ cổ Cần Thơ nằm ngày đầu Bến. Tại đây bày bán các mặt hàng lưu niệm, vật dùng gắn liền với miền sông nước miền Tây, tha hồ lựa chọn những món quà lưu niệm để mang về tặng người thân, bạn bè.
Miền Tây được thiên nhiên ban tặng cho điều kiện khí hậu tuyệt vời, quanh năm được phù sa bồi đắp, giúp đất đai luôn màu mỡ, cây cối phát triển sinh sôi. Chính vì điều đó mà miền Tây trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
Từ những cánh đồng lúa mênh mông trải dài tận chân trời, những vườn trái cây quanh năm đều sai trĩu quả đến các ngôi làng trồng hoa kiểng với đủ loài hoa và cây cảnh. Tất cả làm cho du lịch miền Tây thêm đẹp hơn, thu hút hơn trong lòng khách du lịch.
“Đất miền Tây trù phú, người miền Tây đôn hậu, hiền hòa”, đó có lẽ là lời nhận xét của hầu hết du khách khi đến vùng đất chín dòng sông. Người miền Tây luôn cởi mở, phóng khoáng, sống chan hòa dù nơi đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer, Chăm). Mỗi dân tộc có một nền văn hóa, phong tục riêng nhưng cái chung là họ luôn sống hòa hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
Không phải lối sống quá bận rộn, tấp nập như người thành thị, đến miền Tây, du khách sẽ cảm nhận được không khí bình yên và tình cảm thuần hậu, hiếu khách của người dân.
Du lịch miền Tây, bạn sẽ được thưởng thức ẩm thực vùng sông nước đa dạng, phong phú. Với hơn 14000km sông ngòi, hàng ngàn km kênh đào và vài chục cù lao xanh bồng bềnh trong nước, nền ẩm thực phương Nam mang đậm “dấu ấn” của quá trình khai phá miền đất hoang sơ. Từ việc tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiễn sẵn có từ rừng núi, sông ngòi, người dân nơi đây còn tìm tòi, trồng trọt làm nên thức ăn hằng ngày.
Về miền Tây, có rất nhiều món ngon có thể khám phá như: cá lóc nướng trui, chuột đồng quay lu, lẩu cá kèo, lẩu mắm, bánh xèo, bún cá, cháo cá, hủ tiếu, gà nướng đất sét... Những món ăn dân dã, bình dị nhưng chính điều đó đã làm nên chất riêng cho nền ẩm thực miền Tây.
Nhắc đến du lịch miền Tây là nhắc đến những con người chịu thương, chịu khó không thể bỏ qua giai điệu réo rắc của tiếng đàn bầu. Ở vùng đất này những câu ca, vọng cổ, cải lương trên nền tiếng đàn bầu mộc mạc từ lâu đã thấm thía vào tâm hồn của lớp lớp thế hệ nơi đây như một phần hồn không thể đánh mất. “Đờn ca tài tử” là cái hồn của người miền Tây. Những câu hát với ca từ mộc mạc, gắn liền với đời sống của người dân được cất lên qua tiếng hát, tiếng hò của người con gái miền Tây tuy không chuyên nhưng đậm cái tình, cái hồn quê hương. Về miền Tây nghe một câu hò, một câu vọng cổ như được tìm lại những tháng ngày thanh nhàn, tĩnh lặng.
Hành trình khám phá vẻ đẹp miền Tây chắc chắn sẽ đưa bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Hãy liên hệ với VietSense Travel ngay để có những trải nghiệm không thể nào quên ở miền sông nước trữ tình, bạn nhé!
-
Tin tức mới hơn
- Kỳ quan Hẻm Tu Sản dưới dòng Sông Nho Quế, Hà Giang 22/07/2020
- Bỏ túi cẩm nang du lịch Qatar cập nhật 23/07/2020
- Cẩm nang Du lịch Tây Bắc 25/07/2020
- Asakusa điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Nhật Bản 31/07/2020
- Khám phá 7 thành phố trong Tour du lịch Mỹ dành cho người Việt 31/07/2020
- Top 6 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Nga 06/08/2020
- Khám phá thủ đô Paris, nước Pháp 06/08/2020
- Khám phá thành phố Lucerne, Thụy Sĩ 06/08/2020
- Những trải nghiệm tuyệt vời tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan 08/08/2020
- Nước Ý, vùng đất của nghệ thuật và lịch sử 08/08/2020
- Toàn cảnh thành phố Frankfurt nước Đức 10/08/2020
- Khám phá đất nước Qatar nơi quá khứ gặp gỡ tương lai 10/08/2020
- Top 3 thành phố nhất định phải đến khi du lịch Nam Phi 12/08/2020
- Toàn cảnh du lịch Nepal hành hương đất Phật 12/08/2020
- Du lịch Ấn Độ điểm đến hàng đầu Châu Á 12/08/2020
- Mù Cang Chải top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới 14/08/2020
- Thác Bản Giốc bức tranh hùng vĩ nơi biên cương 18/08/2020
- Toàn cảnh khu suối khoáng nóng Trạm Tấu, Yên Bái 28/09/2020
- Mùa lúa chín Mù Cang Chải 02/10/2020
- Hướng dẫn khám phá Hoàng Su Phì toàn tập cập nhật 2020 03/10/2020 Tin tức cũ hơn
- Toàn cảnh tháp Burj Khalifa tòa nhà cao nhất thế giới 24/03/2020
- Cung điện nước Tirta Gangga bí ẩn, ma mị của Bali 26/03/2020
- Quần Đảo Nam Du, Kiên Giang 28/03/2020
- Lần đầu Khám phá Triều Tiên của Quỷ Cốc Tử 31/03/2020
- Tu viện Bogoroditse Smolensky nổi tiếng nhất nước Nga 02/04/2020
- Vân Sơn Tự, ngôi Chùa Núi Một Côn Đảo đẹp nhất Việt Nam 05/04/2020
- Thiên đường mua sắm Hàn Quốc 07/04/2020
- Kỳ diệu Tam giác mạch Hà Giang mùa hoa nở trên đá 14/04/2020
- Hoang sơ Biển Đảo Cô Tô 16/04/2020
- Khám phá vẻ đẹp Bờ Tây nước Mỹ 20/04/2020
- Cẩm nang du lịch Đài Loan cập nhật, đầy đủ, chính xác nhất 22/04/2020
- Đi đâu mùa hè thời hậu Covid-19? 29/04/2020
- Vì sao Đảo Cát Bà luôn là sự lựa chọn hàng cho du lịch hè? 04/05/2020
- Đà Nẵng bây giờ ra sao? Nên đi Đà Nẵng lúc nào? cập nhật thông tin Du lịch Đà Nẵng 05/05/2020
- Nhà Tôi – My Home, điểm hẹn trên phố núi đại ngàn 11/05/2020
- Tín Ngưỡng Tứ Bất Tử Nơi Thăng Long, Hà Nội 13/05/2020
- Phượng Hoàng Cổ trấn nơi mộng Thành Cổ nhớ Cố Nhân 23/05/2020
- Top 10 điểm đến Paris không thể bỏ qua khi du lịch Pháp 27/05/2020
- Suối Tranh Phú Quốc, một kiệt tác thiên nhiên nơi đảo Ngọc 30/05/2020
- Mối lương duyên giữa BÓNG ĐÁ và DU LỊCH 27/01/2020