Cẩm nang du lịch Bhutan cập nhật, hữu ích cho du khách

Bạn biết không, trên hành tinh Trái Đất của chúng ta vẫn đang tồn tại một “vương quốc rồng sấm” thật bình dị, êm đềm như tiên cảnh. Đó chính là “đất nước hạnh phúc” Bhutan, với nền văn hóa Phật giáo lâu đời, môi trường sống xanh cùng cảnh quan thơ mộng, nguyên sơ, hoàn toàn trái ngược với địa hình khắc nghiệt của dãy Himalaya bao quanh. “Miền cực lạc” quanh dãy Hy Mã Lạp Sơn này hiện vẫn còn những giá trị vẹn nguyên và chân thực không kiểu cách. Vì thế bạn nên ghé đến Bhutan trước khi cơn bão khách du lịch từ Trung Quốc tràn vào và có thể làm nó biến dạng.

Là một quốc gia gần như tồn tại cô lập, năm 1974, các lãnh đạo vương quốc nhỏ bé này mới đưa ra quyết định được cho là bạo dạn khi lần đầu tiên, Bhutan mở cửa đón du khách đến tham quan, trải nghiệm. Cho đến nay, sau gần 50 năm mở cửa, Bhutan vẫn là điểm đến vô cùng lý tưởng của các tín đồ yêu phiêu lưu mạo hiểm. Bởi, điều tuyệt vời là với cách tiếp cận du lịch độc đáo của chính phủ, đất nước này vẫn giữ được vị thế và các giá trị thần thoại.

1. Bhutan ở đâu?

Bhutan là một nước nhỏ ở Nam Á, nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Được gọi là “vương quốc rồng sấm”, với diện tích khoảng 47.500km2, Bhutan là vương quốc theo chế độ quân chủ lập hiến, có vua và nghị viện. Bhutan là quốc gia bị cô lập nhất trên thế giới, không có biển, địa hình chủ yếu là đồi núi. Nguồn thu chính của Bhutan là xuất khẩu thủy điện sang Ấn Độ và du lịch. Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.

Khí hậu ở Bhutan thay đổi theo độ cao, với nền nhiệt và độ ẩm dần về phía Nam vì có gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9. Càng về đêm thì nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ giảm mạnh khi càng lên địa hình cao. Được chia thành 4 mùa rõ rệt, mùa xuân vào khoảng cuối tháng 3, tháng 4, mùa hè vào khoảng từ tháng sáu đến tháng bảy, mùa thu vào cuối tháng chín, tháng mười, tháng mười một còn mùa đông là vào tháng mười hai đến giữa tháng ba.

Khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 11 là thời điểm lý tưởng du lịch Bhutan. Lúc này trời trong xanh, mặc dù có mưa nhiều hơn nhưng bù lại bạn sẽ được chiêm ngưỡng hoa đỗ quyên, hoa mộc lan và nhiều loại hoa dại khác tại thung lũng. Mùa hè cũng là thời điểm đẹp để du lịch Paro, Thimpu cũng như các khu vực khác ở miền Tây Bhutan.

Tiền Bhutan gọi là Ngultrum (Nu), 1 USD tương đương 71,30 Ngultrum Bhutan. Có rất ít ngân hàng tại Bhutan, do đó bạn nên mang theo USD để chi tiêu. Phần lớn các cửa hàng tại đây cũng chấp nhận thanh toán bằng tiền đô.

Khi tới sân bay, bạn nên đổi một ít tiền Bhutan từ đồng $50 hoặc $100, để được tỷ giá tốt hơn so với đồng $20 hoặc nhỏ hơn. Ở Bhutan cũng có rất ít máy rút tiền tự động ATM, hầu hết chúng được phục vụ dân địa phương. Thẻ tín dụng cũng không được dùng rộng rãi, hơn nữa còn bất tiện bởi phí cao và mất thời gian, chỉ xác nhận thanh toán từ 9h sáng tới 17h hàng ngày.

Tiếng Dzongkha là ngôn ngữ quốc gia của Bhutan, được phổ biến giáo dục từ năm 1971. Chữ viết Dzongkha, hay còn gọi là Chhokey ("Ngôn ngữ Đạt ma"), đồng nhất với hệ chữ viết tiếng Tạng cổ điển.

2. Cách xin visa du lịch Bhutan

Để xin visa, các bạn phải liên hệ các công ty du lịch lữ hành tại Bhutan. Bạn không thể tự túc đi du lịch, mà phải thông qua một công ty du lịch của nước này. Công ty này sẽ phụ trách việc xin visa và tổ chức tour vì Bhutan chưa có cơ quan ngoại giao chính thức tại Việt Nam. Chí phí cho visa khoảng 40 USD.

3. Di chuyển khi du lịch Bhutan

Để đến Bhutan, bạn phải quá cảnh một trong 3 địa điểm sau: Singapore, Bangkok hoặc Ấn Độ. Du lịch Bhutan hơi khó vì số chuyến bay đến với đất nước này không nhiều. Một ngày chỉ khoảng 2 chuyến bay quốc tế. Tốt nhất là bạn nên lên kế hoạch du lịch Bhutan từ sớm để mua được vé máy bay.

Thông thường công ty du lịch sẽ tính phí của bạn theo ngày, khoảng 250 USD cho mùa cao điểm. Chi phí này bao gồm khách sạn, xe riêng, tài xế, hướng dẫn viên, ăn 3 bữa và cả phí vào tham quan du lịch (phí visa và vé may bay tính riêng). Chính điều này gây khó khăn cho du lịch bụi.

4. Ở đâu khi du lịch Bhutan?

Du lịch Bhutan hướng đến nhóm khách chịu chi nên đất nước này có nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp độc đáo. Six Senses, nhà tiên phong về “sự sang trọng từ chân chất”, đã có 5 khu nghỉ dưỡng ở Bhutan. Six Senses Bumthang có lẽ là nơi ấm cúng riêng tư nhất, chỉ với tám dãy phòng yên tĩnh cùng một biệt thự hai phòng ngủ nằm dọc theo khu rừng thông ven sông ở Thung lũng Jakar. Bên cạnh đó, Aman Resorts cũng có năm nhà nghỉ ở Bhutan dưới thương hiệu Amankora trong khi COMO Hotels and Resorts chỉ có hai, và Gangtey Lodge, một khu nhà độc lập nổi bật trong thung lũng biệt lập cùng tên nổi tiếng với những con sếu cổ đen linh thiêng.

Khách sạn ở Bhutan chủ yếu tập trung tại Thimphu và Paro, tại đây bạn có thể lựa chọn cho mình những khách sạn từ cao cấp, hiện đại cho tới những khách sạn bình dân, giá rẻ. Dưới đây, là một số khách sạn tốt, chất lượng và đẹp ở Bhutan các bạn có thể tham khảo:

Khamsum Inn – Phenday Lam, Thimphu, Bhutan. Giá phòng dao động từ $37. Với vị trí thuận lợi, từ khách sạn du khách dễ dàng di chuyển tới những điểm du lịch nổi tiếng, gần nhà hàng, quán ăn ngon & khu mua sắm.

Naksel Boutique Hotel & Spa – Ngoba Village, Paro Bhutan, Paro, Bhutan. Giá phòng dao động từ $150. Khách sạn có tầm nhìn đẹp, từ trong phòng của khách sạn bạn có thể bao quát toàn bộ phong cảnh xung quanh tuyệt đẹp. Phòng được làm bằng gỗ, thiết kế truyền thống tạo không gian ấm cúng.

Ariya Hotel Olakha, Thimphu, Bhutan. Giá phòng dao động từ $107. Phòng thể dục, phòng sauna, spa, massage… là những tiện ích nổi bật của khách sạn này. Khách sạn được đánh giá ở mức độ tuyệt vời 8.8, nội thất đẹp, sang trọng và ấm cúng, nhân viên thân thiện.

Hotel Migmar Thimphu – Olakha, Thimphu, Bhutan. Giá phòng dao động từ $73. Khách sạn bao gồm 27 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi, phòng rộng rãi. Món ăn ngon, đồ ăn phong phú là những đánh giá hàng đầu của du khách khi lựa chọn khách sạn này.

Kichu Resorts – Lango, Paro, Bhutan. Giá phòng dao động từ $70. Nhân viên thân thiện, nhiệt tình với du khách. Đồ ăn ngon, phòng rộng & sạch sẽ…là những điểm cộng dành cho khách sạn này.

5. Những điểm tham quan ở Bhutan

Tu viện Taktsang

Tu viện Paro Taktsang là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan có tên gọi đầy đủ là tu viện Taktsang Palphug, còn được biết đến dưới tên tiếng Anh là The Tiger's Nest Monastery (Tu viện Hang Cọp). Tu viện tọa lạc trên một vách núi đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro, có độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, khoảng 900m so với thung lũng Paro. Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh).

Quần thể tu viện Paro Taktsang hùng vĩ, bề thế trên vách núi đá với bốn ngôi điện chính và những khu nhà ở được thiết kế tùy biến theo địa thế của các vách núi đá, các hang động nên công trình này được ví "như là hình ảnh con tắc kè đang bám vào vách núi". Có một vài con đường khác nhau dẫn lên tu viện Paro Taktsang. Xung quanh tu viện là cả một rừng thông bạt ngàn. Một nét rất đặc trưng của các tu viện Mật tông Tây Tạng là có rất nhiều dây cờ phướn màu sắc sặc sỡ, in những lời kinh cầu nguyện, những câu thần chú, được giăng xung quanh tu viện cũng như trên lối đi dẫn lên tu viện. Có những ngày, toàn bộ tu viện Paro Taktsang và ngọn núi Taktsang chìm vào trong những đám mây, tạo nên một không gian u tịch, huyền diệu. Nếu ai đến thăm tu viện vào những dịp ấy thì sẽ có cảm giác như là đang lạc vào một cảnh giới u huyền, thâm hiểm nào đó vậy. Người ta tin rằng, nếu chúng ta hành thiền tại tu viện Paro Taktsang trong vòng một phút thì thành quả đạt được có thể bằng so với khi chúng ta hành thiền mấy tháng liền ở những nơi khác. Bởi thế, Tu viện Paro Taktsang trở thành một điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua đối với khách hành hương khi du lịch Bhutan.

Pháo đài Punakha

Pháo đài Punakha có lịch sử lâu đời thứ hai ở Bhutan. Đây đã từng là trung tâm chính trị của chính quyền Bhutan cho đến khi Thimphu trờ thành thủ đô của Bhutan vào giữa những năm 1950. Punakha Dzong được coi là pháo đài đẹp và đồ sộ nhất trong các dzong ở Bhutan, đặc biệt là vào mùa xuân khi hoa tử đinh hương jacaranda nở rộ sắc tím đem lại vẻ đẹp đầy sức sống cho những bức tường được sơn trắng cao chót vót của dzong. Cùng với sắc vàng, đỏ, đen của các công trình khắc gỗ của dzong đã khiến Pháo đài trở thảnh một bức tranh kiến trúc tuyệt đẹp giữa núi rừng bao la.

Tương truyền rằng, xưa kia đạo sư Liên Hoa Sinh đã tiên đoán việc xây dựng công trình Punakha Dzong. Ngài đã từng tiên tri rằng “một người đàn ông tên Namgyal sẽ đặt chân len ngọn đồi hình con voi” Sự thật là vào một ngày Zhabdrung Ngawang Namgyal – người đặt nền móng cho việc xây dựng Punkha Dzong đã đến thăm Punakha và ông đã chọn đỉnh của thân “con voi” đang ngủ tức hợp lưu sông Mo Chhu và sông Pho Chhu để làm nơi xây dựng một pháo đài. Sau khi nảy ra ý tưởng, Zhabdrung đã quyết định xây dựng một tòa nhà nhỏ gọi là Dzong Chug (pháo đài nhỏ) để làm nơi đặt một bức tượng phật vào khoảng đầu năm 1326. Zhabdrung đã thiết lập một giáo hội phật đường ở đây với 600 tu sĩ đến từ Cheri Goemba, thung lũng Thimphu. Pháo đài còn là nơi ngự giá vào mùa đông của các ni sư của ni viện dratshang. Mãi cho tới năm 1637, công trình Phunakha có quy mô như ngày nay mới được bắt đầu khởi công và được hoàn thành vào những năm sau đó. Pháo đài khi hoàn thành được đặt tên là Pungthang Dechen Phodrang (Palace of Great Happiness – tức là Cung điện hạnh phúc).

Pháo đài Trongsa

Pháo đài Trongsa là pháo đài lớn nhất Bhutan và có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân nước này. Pháo đài Trongsa là nơi ở của các vị vua Bhutan từ năm 1907. Pháo đài này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người và được đông đảo du khách yêu thích khi du lịch Bhutan. Pháo đài Trongsa tọa lạc ở ngọn núi phía trên sông Mandge Chu và đây cũng chính là nơi kiểm soát con đường giao lưu thương mại từ Đông sang Tây. Khu pháo đài này vô cùng rộng lớn với nhiều khu phức hợp ở trong đó với nhiều cấp bậc rõ ràng. Trong pháo đài có ngôi đền quan trọng chính là nơi thờ các vị thần tối cao của Bhutan. Ngoài ra đứng trên pháo đài này bạn có thể ngắm nhìn được dòng sông Mangde Chu hiền hòa và phần xanh mướt của cây cối và thảm cỏ. Tháp canh Ta Dzong giờ được biến thành bảo tàng và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong hành trình du lịch Bhutan.

Bảo tàng quốc gia Bhutan

Bảo tàng quốc gia Bhutan tọa lạc trên ngọi đồi ở phía trên tu viện Paro Dzong. Đây là một điểm đến thú vị của du lịch Bhutan và là một tháp canh cổ đã được cải tạo. Vị vua thứ 3 của Bhutan chính là Jigme Dorji Wangchuck đã cho trùng tu và thêm vào đó các cơ sở hạ tầng để làm nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, các bức tranh có giá trị, và các mẫu vật ở nơi này.

Phần kiến trúc của tòa nhà rất đặc biệt với hình dáng gần giống với vỏ ốc xà xừ. Công trình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của động đất năm 2011 và đã được mở cửa lại vào năm 2016. Trong chuyến du lịch Bhutan, đến với Bảo tàng quốc gia Bhutan, bạn có thể khám phá được các sản phẩm như đồ cổ, áo giáp, vũ khí, các loại tranh vẽ... Ngoài ra ở Bảo tàng quốc gia Bhutan còn có một căn phòng dùng để trưng bày các di sản gồm tượng tôn giáo, tác phẩm khắc đá. Đây thực sự là điểm đến đầy thú vị cho các tín đồ đam mê văn hóa, lịch sử.

Tháp Druk Wangyal Chorten và tháp Dochula

Trên con đèo Dochula cao 3.100 m có tới 108 tòa tháp nằm rải rác, hướng về dãy Himalaya. Một trong những công trình "trẻ tuổi" nhất là tháp Druk Wangyal, do Thái hậu của Bhutan xây dựng năm 2004, là hậu cảnh tuyệt đẹp cho tháp Dochula có từ thế kỷ 14. Truyền thuyết kể rằng, tháp Dochula được xây để xua đuổi một con quỷ thường hay bắt người tại đèo Dochula. Đây là con đèo nối thủ đô Thimphu với miền đông Bhutan. Một điều đặc biệt nữa là Thimphu chính là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông. Tháp Druk Wangyal Chorten và tháp Dochula là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Bhutan.

Tháp Kora

Tháp Kora được xây dựng từ năm 1740 và được làm bằng đá và đây cũng chính là công trình đường bệ ở thung lũng Karamling. Tháp Kora chính là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo có sớm nhất ở quốc gia này. Nơi đây được xây dựng để xua đuổi tà ma và lưu giữ nhiều dấu tích của Phật giáo. Và trong truyền thuyết thì nơi đây có cô bé 8 tuổi người Ấn Độ sang và tự nguyên xin được chôn sống trên công trình để cầu nguyện trong thời gian tháp Kora được xây dụng. Truyền thuyết nơi đây kể rừng, cô bé gái 8 tuổi người Ấn Độ đã sang đây, tự nguyện xin được chôn sống trên công trình bằng đá để cầu nguyện trong thời gian xây dựng tháp.

Thung lũng Phobjikha

Thung lũng Phobjikha có độ cao hơn 3000m và nơi đây có ngôi làng lớn với đông dân cư sinh sống. Nơi đây có địa hình bằng phẳng và cũng là nơi không thể trồng lúa được. Ngoài tu viện và dòng sông ở đây còn nổi tiếng với loại sếu cổ đen quý hiếm. Chúng thường di chuyển từ Tây Tạng tới đây để tránh rét và trở thành một loài động vật hoang dã quan trọng ở đây. Ngoài ra một lễ hội dành cho loài chim này thường được tổ chức vào tháng 10 hằng năm. Thời điểm này, Thung lũng Phobjikha thu hút rất đông nhiếp ảnh gia và du khách đến chụp ảnh, tham quan.

Simtokha Dzong

Simtokha Dzong là một pháo đài nằm cách Thimphu tầm 6km và nó cũng chính là một trường học, tu viện lớn nhất của du lịch Bhutan. Pháo đài Simtokha Dzong được xây dựng bởi người đã sáng lập ra quốc gia Bhutan. Qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nơi đây đã bị hư hại khá nhiều và đang được tu bổ lại. Sở dĩ đây là điểm được các du khách yêu thích ghé thăm khi du lịch Bhutan bởi vì nơi đây mang đậm lối kiến trúc cổ đặc trưng của quốc gia Phật giáo này. Và ở trong ngôi đền còn có bức họa được xem là đẹp nhất Bhutan, khi ghé thăm tới đây bạn có thể thấy các vị tu hành với bộ đồ cà sa đỏ rất đặc trưng.

6. Ẩm thực đậm chất Phật giáo Tây Tạng của Bhutan

Bhutan sở hữu nền văn hóa mang đậm nét truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Nhưng không bởi thế mà chúng ta mặc định rằng mọi người dân nơi đây đều ăn chay. Ngược lại, dân ở vùng đồi núi cao Bhutan ăn nhiều thịt, nhất là bò và gia cầm. Mùa lạnh người ta thường thích ăn những món súp thịt nấu gạo và rau khô, nêm nhiều gia vị cay, Đặc biệt các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ và pho mát cũng được tiêu thụ rất nhiều. Nói đến đồ uống thì ngoài trà dân địa phương còn uống nhiều rượu gạo và bia nữa.

Bánh Momo: Momo là một loại bánh bao, rất phổ biến ở Ấn Độ, Nepal, và Bhutan – cũng như trên toàn vùn Himalaya. Chúng rất giống các loại bánh bao khác trên thế giới, mà có lẽ bắt nguồn từ Trung Quốc. Momo dễ dàng được tìm thấy trong tất cả các nhà hàng và quán ăn đường phố ở Bhutan. Bạn có thể ăn momo lúc còn nóng, với nhân thịt xay, phô mai, rau, hoặc ăn cùng với thật nhiều ezay – một loại tương ớt Bhutan. Ngoài ra momo cũng có thể được chiên giòn lên sau khi hấp chín. Đây là món ăn vặt phổ biến của du lịch Bhutan, và chắc chắn là bạn sẽ luôn có momo để thưởng thức khi ở Bhutan.

Ezay: Không thể nào không nhắc đến ezay, từ dùng để chỉ bất cứ loại tương ớt nào ở Bhutan. Đến đây bạn có thể nghĩ, tương ớt không hẳn là một món ăn mà… Nhưng ở Bhutan, ezay là thứ bắt buộc ăn kèm với mọi đồ ăn, nên bản thân nó có thể được coi như một món riêng rồi. Nó giống như một kiểu salad hơn là tương ớt. Mỗi người Bhutan đều có công thức riêng làm ezay. Có thể bao gồm ớt khô, hạt tiêu Sichuan, cà chua và một chút phô mai.

Gạo đỏ Bhutan: Dù bạn dùng bữa ở những resort sang trọng hay ở lễ hội làng quê, bạn vẫn sẽ bắt gặp gạo đỏ. Người Bhutan ăn cơm gạo đỏ như người Việt mình ăn cơm trắng hay người Mỹ ăn bánh mì vậy. Gạo đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, vì những cánh đồng ở thung lũng Paro – nơi sản xuất ra gạo đỏ, rất màu mỡ với dòng nước có hàm lượng khoáng chất cao. Chỉ một suất cơm nấu từ gạo đỏ của Bhutan là đã cung cấp 80% lượng Mangan và 20% lượng Phốt pho cần thiết cho cơ thể. Màu đỏ của gạo chưa nấu chín là từ chất chống ung thư tự nhiên. Sau khi nấu, màu của cơm chuyển sang đỏ nhạt hoặc hồng, cơm cũng trở nên mềm và dẻo.

Ema Datshi: là món ăn nổi tiếng nhất của du lịch Bhutan có thể “chiều lòng” tất cả các “thượng đế”. Món ăn này gồm ớt và phô mai. Thành phần ớt trong Ema Datshi có thể là ớt tươi hoặc ớt khô. Mỗi người lại có công thức nấu khác nhau, chẳng hạn như có người nấu khá nhạt và lỏng, trong khi người khác thì nấu dính và béo.

Shakam ema datshi: có nguyên liệu chính là khô bò nấu với bơ gây thương nhớ cho du khách khi du lịch Bhutan. Thịt bò được sấy khô, nhờ lát cắt sày hơn nên nó không quá khô mà vẫn còn lưu giữ độ ẩm, tạo hương vị thơm ngon đặc trưng. Đây là món ăn có vị ngọt của bò và béo ngậy của bơ cùng phô mai.

Mì Puta: Đây là một trong những món ngon truyền thống nổi tiếng của du lịch Bhutan, đặc biệt phổ biến ở vùng Bumthang. Puta là mì ăn liền được làm từ kiều mạch, loại cây có thể sinh trưởng ở độ cao lớn. Mì kiều mạch Puta có thể được phục vụ bằng cách luộc chính, hay xào trong dầu mù tạt với chút muối và hạt tiêu Tứ Xuyên.

Trà bơ Suja: Dân địa phương Bhutan rất thích uống trà bơ Suja vào những buổi sáng lạnh lẽo. Nguyên liệu chính của trà bơ là lá trà thông thường, đôi khi có thêm những loại thảo mộc của núi được khuấy tan cùng bơ và một ít muối. Trà bơ Suja vừa có vị thơm của trà, vị béo của bơ và cả vị mặn mặn của muối nữa vô cùng thú vị.

Suja: Làm từ trà hái trên núi hay các thảo dược tự nhiên, bơ yak và muối. Đây là đồ uống truyền thống của vùng núi cao Himalaya, và có công dụng làm ấm cơ thể tuyệt vời trong mùa đông.

7. Mua gì là quà khi du lịch Bhutan?

Bơ và Pho mát

Bhutan được làm hoàn toàn từ sữa bò. Bhutan theo đạo Phật nên người dân hạn chế việc sát sinh. Vì vậy, họ nuôi bò chủ yếu để lấy sữa và dùng trong nông nghiệp. Nói thêm một chút là bơ & pho mát quan trọng với người Bhutan giống như gạo đối với mình vậy. Họ dùng bơ thay dầu ăn và sử dụng pho mát trong các món ăn hàng ngày.

Mật ong

Mật ong Bhutan nổi tiếng thế giới vì 100% là mật ong tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các điểm du lịch. Giá vào khoảng 270-300 Nu/lọ 275g. Tuy nhiên, bạn nên nhờ HDV đưa tới các cửa hàng địa phương. Vì giá sẽ tốt hơn tại các shop du lịch. Nếu bạn gặp phiên chợ của người dân thì nên tìm mua mật ong đất tại đây. Vì nó được đánh giá tốt hơn nhiều so với mật ong rừng. Giá mật ong đất vào khoảng 1000 Nu/chai 750g, 300 Nu/chai 200g.

Vải dệt thủ công

Dệt vải là một phần quan trọng trong văn hóa và cuộc sống của người dân Bhutan. Vải dệt của người những thợ thủ công Bhutan được đánh giá cao trên thế giới, chúng được dệt từ cotton, cotton thô và lụa, cũng có thể từ len… với những họa tiết phức tạp đan vào vải.

7. Kinh nghiệm du lịch Bhutan

Bhutan nổi tiếng với những lễ hội, trong đó điển hình là lễ hội Tsechus với hàng ngàn người tụ tập xem các điệu múa mặt nạ với nhiều màu sắc và hình thức khác nhau mang đậm phong cách tôn giáo. Lễ hội tổ chức vinh danh các vị thần Guru Padsambhava, vị thánh Ấn Độ, người quan trọng trong sự ra đời của Phật Giáo Mật Tông ở vùng Hy Mã Lạp Sơn. Lễ hội phổ biến nhất cho khách du lịch là những người tổ chức tại Paro trong mùa xuân, Thimphu và Bumthang vào mùa thu.

Người dân Bhutan chỉ nói tiếng bản xứ, rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy khi đến đất nước này du khách nhất thiết phải nhờ đến hướng dẫn viên người Bhutan.

Để bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ và bảo tồn truyền thống văn hóa của mình, hoàng gia Bhutan quyết định hàng năm chỉ cho phép khoảng 6.000 du khách đến đất nước này. Mỗi khách du lịch phải đóng ít nhất 200 USD cho mỗi ngày ở Bhutan và đi theo chương trình do một công ty du lịch Bhutan thu xếp.

Tiền Bhutan gọi là Ngultrum (Nu). Một đô la Mỹ = 46 Nu. Trước khi du lịch Bhutan các bạn nên đổi một khoản tiền Bhutan khi tới sân bay. Tại Bhutan có rất ít máy rút tiền tự động ATM và hầu hết trong đó đều phục vụ cho người địa phương.

Khi tham quan du lịch Bhutan tới những địa điểm nhạy cảm như cung điện hoàng gia tuyệt đối không được chụp ảnh.

Hút thuốc lá ở Bhutan cấm tuyệt đối, nếu hút có thể bị cảnh sát bắt và đi tù.

Người dân Bhutan rất thân thiện và hiếu khách, bạn có thể làm quen và trò chuyện với họ.

Không bắt cá, giết thú, chặt cây, hái hoa… những hành vi đó có thể sẽ làm phiền lòng người dân và khiến cho nhà chức trách phải chú ý đến.

Bhutan yêu cầu du khách ăn mặc lịch sự, vậy nên các bạn nên mặc áo tay dài, quần dài hoặc váy dài qua đầu gối. Không nên mang dép lào, váy ngắn/sát nách, quần jeans style rách, nhớ cởi bỏ nón, dù ở Bhutan khi vào thăm chùa, cung điện và pháo đài để bày tỏ sự tôn trọng văn hoá. Với khách nữ nên mặc quần dài hoặc váy dài qua đầu gối (váy chữ A cũng khá phù hợp cho việc đi bộ đường dài). Không khuyến khích mặc quần short hay áo thể thao (dạng áo khi tập gym) và nên mặc một lớp áo/quần khác bên ngoài. Với khách nam, quần dài luôn luôn là trang phục tốt nhất. Đấng mày râu vẫn có thể mặc quần lửng để đi bộ đường dài, dạo quanh khách sạn cho thoải mái, nhưng vẫn nên dài qua đầu gối và đừng bao giờ ở trần.

Chất liệu cotton cho quần áo là hoàn hảo với thời tiết ấm áp tại Bhutan, tuy nhiên nếu bị ướt thì sẽ rất lạnh (đặc biệt vào các tháng mùa đông có tuyết rơi). Vì vậy bạn nên mang theo một vài bộ đồ với chất liệu tổng hợp. Bạn nhớ mặc nhiều lớp khi đi du lịch tại Bhutan để giữ ấm vào mùa thu, đông.

Bạn nên mang đôi giày đi bộ/leo núi/chạy bộ tốt nhất mà mình có, càng thoải mái cho bàn chân càng tốt. Lịch trình thường đi bộ khá nhiều, giày đi bộ nên thoải mái để đảm bảo cả 6 ngày mình đều đi phăng phăng mà không lo đau chân mỏi gối. Vào mùa đông bạn nên mang thêm một lớp vớ mỏng vừa phải trước khi mang vớ đi bộ. Lớp vớ ở trong nên làm từ chất liệu tổng hợp chứ không phải là cotton (giữ ấm cho chân và không bị cóng nếu chẳng may bị ướt)

Bhutan không cung cấp thuốc men dành riêng cho nữ giới, vậy nên bạn chuẩn bị thuốc cá nhân trước khi đến đây.

Trên đây là những thông tin trong cẩm nang du lịch Bhutan bạn cần biết trước khi khám phá quốc gia huyền bí, nguyên sơ này. Hãy cùng VietSense Travel tạo nên chuyến du lịch Bhutan đáng nhớ, bạn nhé!

VietSense Travel

HOTLINE
Tour trong nước:
Ms. Tuyết Chinh: 0916 172 338
Ms. Ngọc Anh: 0918 953 728
Tour nước ngoài:
Ms. Thư: 0944 738 228
Mr. Hoàng Minh: 0947 348 228
Top