Tương lai nghề du lịch sau đại dịch Covid-19

Sau bốn lần dịch bệnh Covid-19 tàn phá suốt hai năm qua đã cơ bản phá hủy hoàn toàn nghề du lịch lữ hành trên mọi phương diện từ hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính và đặc biệt là nhân lực ngành này đã chuyển dịch toàn bộ sang những ngành nghề khác để mưu sinh. Vậy khi dịch bệnh được kiểm soát trong một tương lai không xa thì ngành kinh tế xanh này sẽ thế nào, nghề của những người ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, đi khắp nơi sẽ ra sao? Với người từng gắn bó với cái nghề lữ hành gần hai mươi năm trải qua nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp du lịch lữ hành tôi có những nhận định về tương lai của nghề  “làm dâu trăm họ” thời hậu dịch bệnh Covid-19 như sau:

  1. Thời của ông chủ làm công

Cho đến thời điểm hiện tại, sau lần bùng phát dịch thứ tư này, thì ngay cả những công ty du lịch lớn mạnh, đầu ngành cũng đã cơ bản ẩn mình nếu không muốn nói là biến mất. Toàn bộ nhân viên đã được cho nghỉ từ lâu, thậm chí những lãnh đạo tầm trung được cho nghỉ từ lần dịch thứ 3 , lãnh đạo cấp cao, chủ chốt giờ cũng không thể bám trụ được. Mặt bằng doanh nghiệp chắc cũng đã trả lại nếu là đi thuê, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hay cho thuê lại chứ không còn giữ được cái nơi vốn là thủ phủ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp không ống khói. Giấy phép lữ hành quốc tế đã được thu hồi lại để giải phóng khoản tiền ký quỹ ngân hàng để phục vụ cho cuộc sống của những người đứng đầu. Đó mới chỉ là một trong bức tranh tổng thể của nghề du lịch, bởi ngoài lữ hành là những đơn vị kinh doanh tổ chức tour, trong khi du lịch còn hàm chứa cả các doanh nghiệp vận chuyển, lưu trú, nhà hàng, quà lưu niệm… Với những doanh nghiệp đòi hỏi lượng vốn cố định lớn như vận chuyển, lưu trú, nhà hàng thì có lẽ còn thê thảm hơn khi ngoài những khó khăn như các công ty lữ hành thì các doanh nghiệp này còn phải chịu áp lực từ các khoản lãi, nợ ngân hàng, chi phí phí duy trì bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, tàu thuyền, cơ sở lưu trú nhà hàng và chắc nhiều trong số này cũng đang trong tình trạng niêm phong và chờ thu hồi phát mãi bởi ngân hàng. Một màu đen kịt đang bảo phủ mọi loại hình doanh nghiệp du lịch lúc này.

Tương lai nghề du lịch sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1

Dịch bệnh rồi cũng qua, khi Vaccine và thuốc chữa Covid-19 đang được loài người khẩn trương nghiên cứu và triển khai thành công. Những nước phát triển có tiềm lực kinh tế và ngành khoa học phát triển đã có đủ Vaccine và phủ được đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng, cuộc sống của họ đang trở lại bình thường, điều này được mình chứng qua các giải thể thao với các trận đấu đầy ắp khán giả mà chúng ta đang xem trên tv hàng ngày. Các nước đang phát triển rồi cũng sẽ được cung cấp đủ Vaccine và sớm đạt được miễn dịch cộng đồng. Cái ngày trở lại của nghề của du lịch sẽ không còn quá xa, nhưng vấn đề được quan tâm ở đây là doanh nghiệp du lịch và nhân lực làm nghề này sẽ có sự thay đổi lớn. Đối với doanh nghiệp, đây là  một sự khởi đầu mới, startup lại hoàn toàn với quy mô nhỏ gọn khi mà nguồn lực tài chính đã cạn kiệt, nhu cầu du khách cũng chưa cao bởi vấn đề ngưng chệ công việc và kiệt quệ kinh tế trong thời gian dịch bệnh. Nói như thế có nghĩa mỗi doanh nhân hay nôm na là chỉ còn các ông chủ mới đang lực lượng nhân sự còn sót lại và là người sẵn sàng tiếp tục làm cái nghề du lịch lữ hành này hay với cả những ông chủ có khát vọng, tầm nhìn và kinh doanh bài bản thì muốn thuê mướn nhân công cũng không chả còn tiền và thực hiện. Những ngày xưa trở lại, khi giám đốc kiêm luôn đi sale, có được khách thì tự kết nối đối tác trực tiếp đặt dịch vụ và điều hành chuyến đi, và có khi ít khách thì còn dẫn luôn cả tour đó. Văn phòng thu nhỏ, tự làm lấy công làm lãi để tồn tại và tích lũy tài chính là con đường duy nhất của các anh, chị chủ các doanh nghiệp du lịch tư nhân ở tầm siêu nhỏ, nhỏ, vừa trước đây.

  1. Thay máu nhân lực, cơ hội của những chú “chim non”

Bao năm gắn bó với nghề nhưng thực tế là sự tích lũy về mặt tài chính, kinh tế của nhân công trong ngành du lịch lữ hành là không cao, thế nên khi tác động của dịch bệnh làm tê liệt hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, không có việc để làm không còn nguồn thu nhập thường xuyên thì đội ngũ lao động này ngay lập tức lao đao. Và hệ quả tất yếu là họ xoay sang những nghề khác có thể bắt đầu ngay như bảo hiểm, bất động sản, xe công nghệ, kinh doanh online, sale ô tô… Thời gian trôi đi, ngoài mục tiêu mưu sinh thì phần trong số này có thể thành công với cái nghề tưởng như chỉ là tay trái và tạm thời sẽ là nghiệp của họ luôn. Du lịch là một nghề của muôn nghề nó đòi hỏi nhiều kỹ năng và được trải nghiệm nhiều lĩnh vực vì thế sẽ là một nền tảng tốt để bắt đầu một nghề mới một cách không khó khăn. Nhân lực kinh nghiệm đã ở lại mới nghề mới đang thịnh vượng, không còn muốn trở lại với các nghề nhạy cảm này thì doanh nghiệp sẽ tìm nhân công ở đâu? Một qui luật đơn giản là “ hết nạc thì vạc đến xương” không tuyển được người có kinh nghiệm thì tuyển người chưa có kinh nghiệm và đây chính là cơ hội cho những “chú chim non” vừa mới ra giàng từ các trường đào tạo du lịch lữ hành. Trước đây, doanh nghiệp kén lắm, cạnh tranh khốc liệt nên cuộc chạy đua về nhân sự cao cấp để tạo lợi thế cạnh tranh nhưng giờ có người làm đã là tốt rồi. Không chỉ cơ hội xin được việc mà những “ chú chim non” này sẽ được làm việc cùng những nhân sự cao cấp thậm chí là ông chủ và được kèm cặp, huấn luyện một cách kỹ lưỡng cũng như được giao việc làm luôn, điều này trong thời kỳ bình thường trước đây là không thể. Dễ dàng có được việc ngay khi ra trường, được đào tạo huấn luyện thực tế, được giao việc làm thực hành với công việc và sẽ nhanh chóng trở chuyển mình từ những “chú chim non” thành “đại bàng lớn” trong nghề. Đúng là đối với những bạn sinh viên ngành du lịch năm cuối thì hoàn toàn khớp với câu nói “ trong nguy có cơ”.

  1. Du lịch nghỉ dưỡng , du đường bộ, Du khách nhóm nhỏ sẽ là chủ đạo

Khi dịch bệnh Covid-19 qua đi, là lúc tài chính của các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân cũng đã cạn kiệt, sự phân hóa rõ rệt trong xã hội giữa người sung túc và nghèo khó. Điều này sẽ làm cho nhu cầu du lịch, một dịch vụ sa sỉ sẽ rất hạn chế. Các doanh nghiệp, tổ chức dành thời gian để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bù đắp cho thiệt hại quãng thời gian ảnh hưởng dịch nên nhu cầu du lịch từ những đối tượng khách hàng này là không có. Các hộ gia đình khá giả và hay những người tìm thấy cơ hội và thành công với những ngàng nghề hưng thịnh trong dịch với điều kiện kinh tế mạnh sẽ lựa chọn những kỳ nghỉ dưỡng ở những điểm đến có cơ sở hạ tầng tốt, biển đảo hay những khu sinh thái với quần thể nghỉ dưỡng cao cấp. Đây là đối tượng khách hàng chủ đạo ở thời điểm này, hành vi của họ cho những kỳ nghỉ sẽ là những dịch vụ mở như đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, resort hoặc combo một số dịch vụ bao gồm. Các cá nhân có xu hướng dành thời gian ngày nghỉ làm cuối tuần thứ 7 và chủ để đi du lịch sau một thời gian dài ở nhà vì dịch thì sẽ có lựa chọn các tour du lịch giá rẻ ghép đoàn vào mỗi cuối tuần và đương nhiên với quỹ thời gian 2 ngày thì các điểm du lịch lân cận trong phạm vi 300km trở lại di chuyển đường bộ sẽ được lựa chọn.

Bên cạnh ba phân khúc khúc khách hàng dành cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành như trên thì loại hình du lịch tự túc cũng sẽ phát triển mạnh, khi nhiều gia đình sở hữu xe ô tô riêng cũng sẽ tự phục gia đình những chuyển đi khi có thời gian. Giới trẻ đang có thị hiếu với các dòng xe bán tải, và nhiều người có điều kiện sở hữu những chiếc xe đa năng này và tham gia cùng nhiều hội nhóm kết nối trên internet để thực hiện những chuyến carvan đến các điểm đến có địa hình đặc thù và phong cảnh kỳ thú.

Tương lai nghề du lịch sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 2

Tựu chung lại tình mô hình, quy mô doạnh nghiệp, sự thay đổi nguồn cung nhân lực, xu hướng sản phẩm dịch vụ, loại hình và đối tượng khách hàng đều có sự thay đổi toàn diện của ngành du lịch. Đây là một sự tái khởi đầu hữa hẹn sẽ còn nhiều chông gai với nghề kinh doanh du lịch lữ hành trong 2 năm đầu sau khi đại dịch thế kỷ Covid-19 qua đi. Tia sáng hiếm hoi và là cơ hội lớn có lẽ là đối với các bạn sinh viên du lịch năm cuối khi mà sức cạnh tranh trong thị trường việc làm giảm đáng kể bởi sự chảy máu nguồn lao động kinh nghiệm sang ngành nghề khác. Sẽ còn rất lâu để cái nghề du lịch trở lại với những ngày xưa!

Andrew Nguyen

HOTLINE
Tour trong nước:
Ms. Tuyết Chinh: 0916 172 338
Ms. Ngọc Anh: 0918 953 728
Tour nước ngoài:
Ms. Thư: 0944 738 228
Mr. Hoàng Minh: 0947 348 228
Top